🔥 Bài đăng hot nhất

Tiểu đường tuýp 2 là gì? Tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 là gì? Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không?


Tiểu đường tuýp 2 là gì?

Thực phẩm chúng ta ăn vào hàng ngày sẽ được chuyển hóa thành đường (glucose) trong máu. Sau đó, tuyến tụy tiết ra insulin để chuyển hóa glucose thành năng lượng để đi nuôi các tế bào. Bệnh tiểu đường xảy ra khi tuyến tụy của cơ thể sản xuất ít insulin hoặc cơ thể sử dụng insulin không hiệu quả khiến glucose không được “giải phóng” mà ngày càng tồn đọng trong máu gây ra bệnh tiểu đường. Tiểu đường được chia thành 3 loại chính: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường thai kỳ.


Tiểu đường tuýp 2 là một dạng của bệnh đái tháo đường chủ yếu do tình trạng đề kháng insulin, bệnh thường xảy ra trên cơ địa thừa cân, béo phì, lười tập thể dục, ăn nhiều tinh bột, ít rau xanh, ít chất xơ… Bệnh ngày càng trẻ hóa khi ngày càng nhiều người trẻ dưới 30 tuổi đã bị tiểu đường tuýp 2.


Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không?

Nếu người bệnh không được điều trị, lượng đường trong máu cao sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến các bộ phận của cơ thể như: mắt, tim, thận, bàn chân, mạch máu, thần kinh, đôi khi đường huyết tăng cao quá mức có thể làm bệnh nhân hôn mê dẫn đến tử vong… Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu được điều trị, chăm sóc đúng cách sẽ sống tốt, giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm.


Phòng ngừa bệnh tiểu đường type 2


Thay đổi lối sống lành mạnh rất quan trọng để phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách:


1. Giảm thêm cân (đối với người thừa cân, béo phì)

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo những người mắc tiền tiểu đường nên giảm ít nhất 7% – 10% trọng lượng cơ thể để ngăn ngừa bệnh tiến triển, giảm cân nhiều hơn sẽ mang lại lợi ích lớn cho cơ thể, tránh nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.


2. Ăn thực phẩm thực vật lành mạnh

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, vitamin D, vitamin E… các khoáng chất từ trái cây như: cam, bưởi, quýt, dâu…


Các loại rau củ như: rau lá xanh, bông cải xanh, cà chua…


Các loại đậu: đậu gà, đậu lăng


Ngũ cốc nguyên hạt: mì ống, bánh mì làm từ lúa mì nguyên hạt, gạo nguyên hạt, yến mạch nguyên hạt.


3. Tránh các loại thực phẩm nhiều đường, ít chất xơ hoặc chất dinh dưỡng

Người bệnh tiểu đường cần hạn chế các thực phẩm như: bánh mì trắng, bánh ngọt, mì ống từ bột mì trắng, nước ép trái cây có đường, thực phẩm chế biến có nhiều đường.


4. Ăn chất béo lành mạnh

Để giúp giảm, kiểm soát cân nặng, chế độ ăn uống của người tiểu đường có thể bao gồm nhiều loại thực phẩm có chất béo không bão hòa để giữ mức cholesterol trong máu khỏe mạnh, tốt cho tim mạch. Các nguồn chất béo lành mạnh bao gồm: dầu ô liu, dầu hướng dương, cây rum, hạt bông, dầu hạt cải, hạt hạnh nhân, đậu phộng, hạt lanh, hạt bí ngô, cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ, cá tuyết.


5. Có chế độ luyện tập thể thao phù hợp

Hoạt động thể chất thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày, 150 phút một tuần… sẽ có nhiều lợi ích cho sức khỏe như phòng ngừa và cải thiện bệnh. Một số bài tập thể dục cho người tiểu đường như: bài tập aerobic, đi bộ nhanh, bơi lội, đi xe đạp, chạy bộ…


Ngoài ra, có thể tập thêm các bài tập luyện sức đề kháng (cử tạ, yoga, tập dưỡng sinh), ít nhất 2 – 3 lần một tuần để giúp tăng sức mạnh, tăng cường sức đề kháng, khả năng giữ thăng bằng, duy trì cuộc sống năng động hơn.


Nhiều người làm việc liên tục trên máy tính, hãy dành vài phút để đứng lên, đi lại, hoạt động nhẹ nhàng sau mỗi 30 phút làm việc để giúp máu lưu thông, kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

0
0 Bình luận

0 bình luận

Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!