🔥 Bài đăng hot nhất

Giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia - chuyên đề “Chế độ dinh dưỡng ngày Tết cho người tiểu đường”

🌼 Cả nhà ơi, Tết đang đến rất gần rồi đó! Vào dịp này, chúng ta thường cùng gia đình đi lễ chùa cầu bình an may mắn, đi chúc Tết người thân và thưởng thức những món ăn truyền thống. Để vui khoẻ tham gia các hoạt động trong ngày lễ đặc biệt này, người tiểu đường cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng sao cho cân bằng và hợp lý.


Với tiêu chí TẾT KHỎE LÀ TẾT VUI, Admin đã mời chuyên gia Nội tiết - Đái tháo đường đến để giải đáp tất cả thắc mắc liên quan về vấn đề dinh dưỡng của các thành viên cộng đồng Tiểu đường Hello Bacsi đây ạ. Chương trình Giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia chủ đề “Chế độ dinh dưỡng ngày Tết cho người tiểu đường” với sự tham gia của chuyên gia khoa Nội tiết, bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM:


🌟 Bác sĩ CKI Lê Hoàng Bảo

- Hơn 10 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý nội tiết

- Hội viên Hội Đái tháo đường và Nội tiết TP. HCM


Kết nối ngay với BS. Lê Hoàng Bảo nếu cả nhà có băn khoăn về cách lựa chọn món ăn và lượng thức ăn phù hợp cho người bệnh tiểu đường trong dịp Tết này nhé.


➢ Chỉ cần bạn đặt câu hỏi, gửi lại băn khoăn, lo lắng của mình bên dưới phần bình luận từ ngày 07/01 đến 17/01/2022 sẽ được chuyên gia trực tiếp tháo gỡ tận tình từ ngày 18/01/2022.


➢ Chưa hết, 3 câu hỏi với lượt thả tim cao nhất trong topic này sẽ nhận 1 evoucher trị giá 100.000VND. Nhanh tay đặt câu hỏi cho BS. Lê Hoàng Bảo để có thể “bỏ túi” những lời khuyên chuyên môn hữu ích nào!


Chúc cả nhà tận hưởng ngày Tết thật vui mà vẫn giữ đường huyết ở mức an toàn nha ♥️

Giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia - chuyên đề “Chế độ dinh dưỡng ngày Tết cho người tiểu đường” Giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia - chuyên đề “Chế độ dinh dưỡng ngày Tết cho người tiểu đường” 
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
25
37
32

32 bình luận

Ba chồng mình vừa bị tiểu đường vừa bị tai biến, ngày tết không biết ông có thể ăn bánh chưng, bánh tét các món ăn ngày tết được không?

2 năm trước
Thích
Trả lời
4
@Đỗ Hà

Chào bạn,

Người bệnh tiểu đường có thể ăn được bánh chưng, bánh tét hay các loại bánh khác từ tinh bột (bánh cuốn, bánh bao…) nhưng nên ăn hạn chế để tránh tăng đường huyết. bạn nên lưu ý các điểm sau:

  • Chỉ ăn khoảng 100-150g bánh trong mỗi lần và cách nhau ít nhất 8h. Nên ăn kèm với nhiều loại rau xanh để làm giảm khả năng hấp thu đường.
  • Nếu người bệnh đã chọn bánh thì có thể bỏ tương đương một phần cơm hàng ngày. Ví dụ, ăn sáng bằng bánh cuốn, bánh bao thì sẽ không ăn cơm nữa.
  • Nên đo đường huyết trước và sau khi ăn bánh để xem đường máu có tăng nhiều không. Nếu có, bạn cần giảm bớt phần bánh cho lần ăn kế tiếp.
  • Ngoài việc chú ý khi ăn các loại bánh, người bệnh cũng cần ăn giảm những thức ăn chứa chất bột đường khác như cơm, bún, miến, phở… Tốt nhất, trước khi ăn các thực phẩm này nên ăn tối thiểu 1 bát con rau luộc để làm chậm quá trình tiêu hóa.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn có thể đặt câu hỏi thêm tại phần bình luận nhé.

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ,

BS. CKI Lê Hoàng Bảo

Khoa Nội tiết, bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM


2 năm trước
Thích
Trả lời
1

bác sỹ ơi, một số thuốc tiểu đường (vd thuốc forxiga) có tác dụng đào thải đường qua đường nước tiểu , vậy nếu so với người bình thường thì người bệnh vẫn ăn một lượng đường như nhau nhưng đã bị đào thải ra (chưa kể người bệnh ăn ít hơn nhiều) => vậy thiếu đường để vận động cơ lực thì có cách nào cải thiện không ạ? Cám ơn bác sỹ

2 năm trước
Thích
Trả lời
1
@Khánh Linh

Chào bạn,

Thuốc ức chế SGLT-2, trong đó có Forxiga, làm giảm lượng đường huyết bằng cách tăng thải đường ra nước tiểu. Tác dụng làm thải đường ra nước tiểu của thuốc tùy thuộc vào mức đường huyết, đường huyết càng cao thì đường thải ra ngoài càng nhiều, và ngược lại. Vì vậy không cần phải lo lắng cơ thể sẽ bị thiếu đường, nếu người bệnh vẫn có thể ăn uống theo chế độ được hướng dẫn. Cần lưu ý uống đủ nước, 1.5-2.0 lít/ngày khi sử dụng nhóm thuốc này để đảm bảo hiệu quả tốt và giảm tác dụng phụ.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn có thể đặt câu hỏi thêm tại phần bình luận nhé.

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ,

BS. CKI Lê Hoàng Bảo

Khoa Nội tiết, bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM

2 năm trước
Thích
Trả lời

Bs ơi bố e năm nay 57t, sức khoẻ bình thường nhưng nếu muốn đo đường huyết sau ăn thì mình neen đo sau ăn 2 tiếng hay 4 tiếng vậy ạ?

2 năm trước
Thích
Trả lời
10
@Tiên Tiên

Bạn Tiên Tiên ơi. Chúc mừng bạn đã may mắn nhận được evoucher 100.000đ trong chương trình giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia lần này. Bạn vui lòng kiểm tra email (****[email protected]) đã đăng ký tại cộng đồng Hello Bacsi để nhận e-voucher nhé!

2 năm trước
Thích
Trả lời

Chào em,


Nếu chưa bị đái tháo đường thì việc theo dõi đường huyết sau ăn không được khuyến cáo. Nếu bố em đang mắc đái tháo đường thì cần theo dõi đường huyết đói và đường huyết 2 giờ sau ăn.


Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, em có thể đặt câu hỏi thêm tại phần bình luận nhé.

Chúc em và gia đình nhiều sức khoẻ,

BS. CKI Lê Hoàng Bảo

Khoa Nội tiết, bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM

2 năm trước
Thích
Trả lời
1

Bác ơi, ba em bị ĐTĐ type 2 đã gần được 3 năm rồi, ba có dùng thuốc nhưng từ đợt giãn cách xã hội ba e ko đi khám nữa và cũng dừng thuốc luôn. Vừa rồi ba e có đi khám lại thấy đường máu bình thường như vậy là ba e đã hết bệnh rồi phải không bác? Về thực đơn ăn uống có cần phải kiêng khem kĩ như trước nữa không ạ? Bác tư vấn cho e vài thực đơn cho ba em với, mong được bác hồi âm sớm.

2 năm trước
Thích
Trả lời
2
@Lý Thị Nguyễn

Chào bạn. Đánh giá tình trạng kiểm soát đường huyết cần dựa vào nhiều chỉ số như đường huyết đói, đường huyết sau ăn và HbA1c. Cần xem lại ba bạn đã kiểm tra đầy đủ chưa. Việc đường huyết giảm có thể xem như bệnh tạm ổn, nhưng vẫn cần tiếp tục theo dõi đường huyết để phát hiện kịp thời tình trạng tăng đường huyết trở lại. Ba bạn vẫn cần áp dụng chế độ ăn như khi vừa được chẩn đoán bệnh. Thực đơn cho người đái tháo đường không cần cứng nhắc, có thể thay đổi thường xuyên để đỡ nhàm chán, chỉ cần chú ý ngày ăn đủ 3 bữa chính, mỗi bữa ăn một lượng tinh bột vừa bằng nắm tay, ăn đủ đạm (thịt, cá, trứng), hạn chế chất béo (dầu, mỡ), nhiều rau xanh và uống nhiều nước lọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn có thể đặt câu hỏi thêm tại phần bình luận nhé. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ. - BS. CKI Lê Hoàng Bảo (Khoa Nội tiết, bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM)

2 năm trước
Thích
Trả lời

Ba em bị mỡ máu cao + tiểu đường thì nên chọn thực đơn như thế nào cho hợp lí vậy bác, mong được bác chia sẻ ạ

2 năm trước
Thích
Trả lời
1
@Boniscool

Chào bạn. Thực đơn cho người đái tháo đường không cần cứng nhắc, có thể thay đổi thường xuyên để đỡ nhàm chán, chỉ cần chú ý ngày ăn đủ 3 bữa chính, mỗi bữa ăn một lượng tinh bột vừa bằng nắm tay, ăn đủ đạm (thịt, cá, trứng), giảm chất béo (dầu, mỡ), nhiều rau xanh và uồng nhiều nước lọc. Chú ý hạn chế sử dụng mỡ, lòng đỏ trứng, nội tạng và da động vật vì chứa nhiều cholesterol, tác động xấu đến việc ổn định mỡ máu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn có thể đặt câu hỏi thêm tại phần bình luận nhé. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ. - BS. CKI Lê Hoàng Bảo (Khoa Nội tiết, bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM)

2 năm trước
Thích
Trả lời

Bác sĩ ơi bố em bị tiểu đường + tai biến thì nên chọn thực đơn ăn như thế nào ạ, bác tư vấn giúp e vì em chỉ biết nấu vài món sợ bố em ngán ạ

2 năm trước
Thích
Trả lời
2
@Mẹ Em Bill

Chào bạn. Thực đơn cho người đái tháo đường không cần cứng nhắc, có thể thay đổi thường xuyên để đỡ nhàm chán, chỉ cần chú ý ngày ăn đủ 3 bữa chính, mỗi bữa ăn một lượng tinh bột vừa bằng nắm tay, ăn đủ đạm (thịt, cá, trứng), giảm chất béo (dầu, mỡ), nhiều rau xanh và uống nhiều nước lọc. Chú ý kiểm soát lượng muối ăn vào < 2,4g, tương đương 1 muỗng cafe muối. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn có thể đặt câu hỏi thêm tại phần bình luận nhé. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ. - BS. CKI Lê Hoàng Bảo (Khoa Nội tiết, bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM)

2 năm trước
Thích
Trả lời

Bác ơi cho em hỏi người tiểu đường có được uống nước dừa, ăn chuối và dùng mật ong thay thế đường được không ạ?

2 năm trước
Thích
Trả lời
4

Chào em,


Người bệnh đái tháo đường không nên dùng nước trái cây và mật ong vì làm đường huyết tăng cao nhanh chóng. Những loại này chỉ nên dành cho trường hợp người bệnh bị hạ đường huyết.

Chuối là trái cây có nhiều dinh dưỡng và tốt cho hệ tiêu hóa, người bệnh có thể dùng 1 quả chuối nhỏ sau bữa ăn, với điều kiện đường huyết đang được kiểm soát tốt.


Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, em có thể đặt câu hỏi thêm tại phần bình luận nhé.

Chúc em và gia đình nhiều sức khoẻ,

BS. CKI Lê Hoàng Bảo

Khoa Nội tiết, bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM

2 năm trước
Thích
Trả lời
1

Bác sĩ cho em xin thực đơn ăn uống để đường máu hạ ạ, e cảm ơn bác

2 năm trước
Thích
Trả lời
2

Chào bạn,


Thực phẩm được chia thành 4 nhóm chính: Đạm (protein), béo (lipid), bột đường (carbohydrat) và chất xơ. Tất cả các nhóm thực phẩm đều quan trọng vì cung cấp năng lượng và giúp cơ thể phát triển toàn diện. Năng lượng được hấp thu nhanh chóng nhất từ các loại thực phẩm giàu carbohydrat, từ đó sẽ chuyển hóa thành glucose.


Một số nguyên tắc ăn uống quan trọng mà người bệnh đái tháo đường cần nhớ:

  • Mắc bệnh đái tháo đường không có nghĩa là bạn phải nhịn ăn, mà chỉ cần ăn khác đi một chút, với số lượng mỗi nhóm thức ăn hợp lý, và đảm bảo đủ 3 bữa ăn chính mỗi ngày (sáng, trưa, chiều), chỉ ăn bữa phụ nếu bác sĩ yêu cầu.
  • Ăn chậm và nhai kỹ.
  • Chế biến thực phẩm: Luộc, hấp, kho tốt hơn chiên, xào, nướng.
  • Ăn nhiều rau và chất xơ.
  • Ăn vừa đủ chất đường bột.
  • Ăn ít chất đường ngọt, chất béo, muối, thức ăn nhanh, nước ngọt, rượu bia.


Tuy nhiên để có được sự hướng dẫn chi tiết và đảm bảo đường huyết ổn định, bạn có thể đến gặp trực tiếp các chuyên gia để được hỗ trợ cũng như đưa ra lộ trình, lời khuyên phù hợp với bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại phần bình luận nhé.

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ,

BS. CKI Lê Hoàng Bảo

Khoa Nội tiết, bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM

2 năm trước
Thích
Trả lời

Dạ bác sĩ ơi em mới bị tiểu đường, năm nay e 34 tuổi. Bác cho em hỏi ngoài cơm ra mình có thể ăn những món gì mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng vậy bác! E nghe nhiều người bảo ăn gạo lứt dễ bị đau bao tử có phải vây không bác

2 năm trước
Thích
Trả lời
4

Chào em,


Bữa ăn của người đái tháo đường tốt nhất nên cân đối giữa các dưỡng chất (tinh bột, đạm, béo, xơ). Đối với tinh bột, em có thể chọn giữa nhiều loại thay thế nhau cho đỡ nhàm chán (cơm, mì, bún, hủ tiếu, phở, bánh mì, khoai, bắp, v.v…). Người đau dạ dày vẫn có thể ăn gạo lứt, nhưng nên xay nhuyễn hơn bình thường để nấu cháo hay súp cho dễ tiêu hóa, hấp thu.


Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, em có thể đặt câu hỏi thêm tại phần bình luận nhé.

Chúc em và gia đình nhiều sức khoẻ,

BS. CKI Lê Hoàng Bảo

Khoa Nội tiết, bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM

2 năm trước
Thích
Trả lời
1

Bs ơi làm sao tăng cân ạ, em không dám ăn nhiều cơm vì sợ đường cao, em chỉ ăn gạo lứt mà ngày càng sụt kg. Em đi khám bs nói e chưa cần phải dùng thuốc, chỉ cần ăn uống hợp lí mà nay em ốm quá. Bác sĩ tư vấn cho em nha, em cảm ơn bác nhiều

2 năm trước
Thích
Trả lời
11
@Như Ý

Bạn Như Ý ơi. Chúc mừng bạn đã may mắn nhận được evoucher 100.000đ trong chương trình giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia lần này. Bạn vui lòng kiểm tra email (****[email protected]) đã đăng ký tại cộng đồng Hello Bacsi để nhận e-voucher nhé!

2 năm trước
Thích
Trả lời

Chào em,


Mỗi bữa ăn em có thể dùng 1 phần cơm với kích thước bằng đúng 1 nắm tay của em là được. Nếu bác sĩ nói chưa cần dùng thuốc nghĩa là bệnh chưa quá nghiêm trọng, em không nên lo lắng quá nhiều. Ngoài ra cũng nên khám tổng quát xem có vấn đề gì khác gây sụt cân quá mức hay không.


Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, em có thể đặt câu hỏi thêm tại phần bình luận nhé.

Chúc em và gia đình nhiều sức khoẻ,

BS. CKI Lê Hoàng Bảo

Khoa Nội tiết, bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM

2 năm trước
Thích
Trả lời
2
Xem thêm 4 bình luận
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!