🔥 Bài đăng hot nhất

Giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia - chuyên đề “Cách kiểm soát chỉ số đường huyết cho người tiểu đường”

❣️ Cả nhà thân yêu ơi, chuyên mục giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia trên cộng đồng Tiểu đường Hello Bacsi đã quay trở lại rồi đây!


Như cả nhà đều biết việc duy trì chỉ số đường huyết an toàn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phòng ngừa và ngăn chặn biến chứng tiểu đường, giúp người bệnh tiểu đường có cuộc sống khỏe mạnh. Vì thế, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh tiểu đường còn phải duy trì sự cân bằng giữa các yếu tố như chế độ dinh dưỡng, vận động và lối sống. Vậy làm sao cân bằng hiệu quả các yếu tố trên để chỉ số đường huyết ổn định?


💌 Hãy chủ động chia sẻ thắc mắc của bạn với Thạc Sĩ - Dược Sĩ - Giảng Viên Lê Thị Mai (Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành) trong chuyên đề “Cách kiểm soát chỉ số đường huyết cho người tiểu đường”. ThS.DS.GV. Lê Thị Mai sẵn sàng lắng nghe và tư vấn cụ thể từng trường hợp, đồng thời hướng dẫn các thành viên của cộng đồng Tiểu đường phương pháp duy trì mức đường huyết an toàn để nâng cao chất lượng cuộc sống.


👉 Cách thức gửi câu hỏi:


Bước 1: Đăng nhập tài khoản Hello Bacsi TẠI ĐÂY

Bước 2: Đặt câu hỏi của bạn bên dưới phần bình luận của bài đăng này


👉 Thời gian đặt câu hỏi: từ ngày 08 - 18/07/2022


Chuyên gia sẽ trực tiếp trả lời các câu hỏi của các bạn từ ngày 19/07/2022.


Nhanh tay gửi câu hỏi của bạn đến chương trình và chia sẻ thông tin chương trình đến bạn bè, người thân để lan tỏa những thông tin bổ ích giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát chỉ số đường huyết hiệu quả cả nhà nha!


Chúc cả nhà thật nhiều sức khoẻ và luôn giữ mức đường huyết ổn định ♥️

Giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia - chuyên đề “Cách kiểm soát chỉ số đường huyết cho người tiểu đường”Giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia - chuyên đề “Cách kiểm soát chỉ số đường huyết cho người tiểu đường”
14
12k
24 Bình luận

24 bình luận

Chào bác sĩ, nhờ bác sĩ hướng dẫn cách ăn uống để kiểm soát lượng đường ạ. Em cảm ơn

1 năm trước
Thích
Trả lời
1
@Anh Nguyet Nguyen

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Hellobacsi. Tùy tình trạng kiểm soát đường huyết và các bệnh lý đi kèm, mỗi bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn một chế độ ăn riêng biệt. Sau đây là một số lưu ý chung về dinh dưỡng cho bệnh nhân ĐTĐ:


  • Kiêng tối đa bánh, kẹo, mứt, chè, mật ong, nước ngọt… là các loại đường hấp thu nhanh, làm tăng đường máu nhiều nhất.
  • Ăn vừa đủ các món giàu chất bột như cơm, xôi, bún, miến, bánh tráng, khoai, bắp, sắn, mì...
  • Ăn hạn chế chất béo gồm giò mỡ, giò chả, giò thủ, lạp xưởng, thịt đông, thịt kho tàu, phủ tạng động vật… có lượng mỡ cao, chứa nhiều năng lượng, dễ làm tăng cân và tăng mỡ máu.
  • Nhóm chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa, đậu, đỗ các loại, có thể ăn như người bình thường. Nếu kèm bệnh gút phải hạn chế những loại thịt màu đỏ (thịt trâu, bò, cá thu…).
  • Các hạt có dầu như hạt điều, hạt hướng dương, hạt dưa, hạt bí, hạt dẻ, quả óc chó, đậu phộng…, có chứa nhiều chất béo dễ gây tăng cân, nên những người thừa cân, béo phì không nên ăn nhiều.
  • Ăn không hạn chế chất xơ. Nên ăn nhiều rau xanh (300g/ngày), ăn vừa phải trái cây (200g/ngày), có thể ăn bưởi, ổi, chuối, đu đủ, táo, cam…, hạn chế các loại nhiều đường (mít, nhãn, vải, nho, sầu riêng), và không nên uống nước ép trái cây.
  • Hạn chế rượu bia ở mức tối thiểu. Có thể uống 2 đơn vị rượu/ngày với nam giới, 1 đơn vị rượu/ngày với nữ giới, mỗi đơn vị rượu bằng 1 cốc nhỏ rượu mạnh, hoặc 1 lon bia. Cần lưu ý nếu uống nhiều rượu bia mà không ăn đầy đủ có thể dẫn đến hạ đường huyết.
  • Người bệnh cần đảm bảo ăn đủ 3 bữa mỗi ngày và cố gắng ăn số lượng không thay đổi nhiều so với ngày thường, uống đủ 1,5 – 2 lít nước lọc mỗi ngày.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại cộng đồng Hello Bacsi nhé.

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ - ThS.DS.GV Lê Thị Mai

Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành

1 năm trước
Thích
Trả lời

chào bác sỹ:

đường huyết sau khi phẫu thuật xương bao nhiêu là ổn định ạ

1 năm trước
Thích
Trả lời
1
@Siu H' Plin

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Hellobacsi. Tăng đường huyết sau phẫu thuật xảy ra ở khoảng 50% bệnh nhân có hoặc không mắc đái tháo đường trước đó. Điều hòa đường huyết bao gồm sự tác động của 3 yếu tố đó là:


Sự cân bằng của insulin và nhóm hormon đối kháng: Glucagon, cortisol, epinepherine.

Sự kiểm soát của yếu tố thần kinh: những thụ thể cảm nhận glucose tại các tế bào

Sự điều chỉnh của gan thông qua cơ chế tự thân.

ăng đường huyết sau phẫu thuật do nhiều nguyên nhân gây ra như tình trạng kháng insulin tại các tế bào, lượng insulin sản xuất không đủ hay phản ứng của cơ thể chống lại tình trạng stress dẫn tới các hormon đối kháng với insulin như cortisol, và catecholamine tăng cao sau phẫu thuật. Tăng cortisol và catecholamine làm giảm độ nhạy insulin, trong khi hoạt động giao cảm tăng cao làm giảm bài tiết insulin đồng thời làm tăng bài tiết hormone tăng trưởng và glucagon. Tình trạng tăng đường huyết nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào thời gian, bệnh lý nền mắc phải, tình trạng viêm nhiễm và các loại phẫu thuật,...

Tăng đường huyết có thể xảy ra 3-4 ngày sau phẫu thuật. Sau đó sẽ trở về mức đường huyết bình thường. Nghĩa là đường huyết sau phẫu thuật xương với các chỉ số như sau thì là bình thường: Đường huyết bất kỳ : < 140 mg/dL (7,8 mmol/l). Đường huyết lúc đói: < 100 mg/dL (< 5,6 mmol/l). Sau bữa ăn: < 140mg/dl (7,8 mmol/l).


Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại cộng đồng Hello Bacsi nhé.

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ,

ThS.DS.GV Lê Thị Mai

Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành

1 năm trước
Thích
Trả lời

Kiểm soát cân nặng có phải là một trong những cách giúp kiểm soát đường huyết ko ạ. Nhưng bác sĩ ơi em ăn ít lắm nhưng vẫn ko xuống cân được thì phải làm sao ạ

1 năm trước
Thích
Trả lời
1
@An Nguyen

Chào bạn,

Về cơ bản, cơ chế tăng cân là do chúng ta nạp calo nhiều hơn mức năng lượng tiêu thụ được. Có thể bạn không ăn bữa chính những các bữa phụ lại ăn những thực phẩm giàu calo.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ăn ít mà vẫn bị tăng cân. Chi tiết một số nguyên nhân được lý giải cụ thể như sau:

  • Ăn ít nhưng vẫn tăng cân do căng thẳng – Stress
  • Ăn ít vẫn mập là do gen
  • Tăng cân do lười vận động
  • Tăng cân do rối loạn giấc ngủ
  • Ăn nhiều đồ ăn vặt
  • Ăn ít vẫn tăng cân vấn đề ở bài toán nội tiết tố
  • Lựa chọn thực phẩm không đúng cách cũng dẫn đến ăn ít mà vẫn mập

Để giảm cân hiệu quả bạn phải biết được nguyên nhân gây tăng cân của bản thân từ đó có một chế độ ăn uống đúng cách và thể dục thể thao phù hợp

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại cộng đồng Hello Bacsi nhé.

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ,

ThS.DS.GV Lê Thị Mai

Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành

1 năm trước
Thích
Trả lời

Thưa bác sĩ, theo tìm hiểu thì để kiểm soát đường huyết tại nhà thì người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều chất xơ, tuy nhiên, người thân của em vốn từ trước đến giờ rất ít ăn rau và trái cây, vậy làm cách nào để thay đổi thói quen này, hoặc nếu ko ăn rau thì có cách nào khác để bổ sung chất xơ ko ạ.

1 năm trước
Thích
Trả lời
1
@Trần Ngọc Linh

Chào bạn,

Rau xanh và trái cây là những thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày, rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với bệnh nhân đái tháo đường chế độ ăn nhiều chất xơ luôn luôn được khuyến khích.

Để thay đổi thói quen ăn ít rau và trái cây bạn có thể thử một trong các cách sau đây:

  • Chế biến rau, củ, quả thành những món ăn yêu thích
  • Ăn rau, củ, quả cùng các loại nước chấm dễ ăn
  • Chế biến thành các loại nước ép
  • Chế biến cùng với thịt cá

Trên đây là một số cách giúp bạn thay đổi thói quen ăn uống. Hy vọng bạn có thể áp dụng để rau, trái cây trở thành món ăn yêu thích của bạn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại cộng đồng Hello Bacsi nhé.

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ,

ThS.DS.GV Lê Thị Mai

Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành

1 năm trước
Thích
Trả lời

Ba em đang bị huyết áp cao và đã phẫu thuật thay van tim, hiện nay bác sĩ chuẩn đoán bị tiểu đường. Xin hỏi ba em phải duy trì chế độ ăn như thế nào để ổn định đường huyết .Ba đang dùng thuốc chống đông có được luyện tập nhiều không? Em Xin cảm ơn Bác sĩ ạ!

1 năm trước
Thích
Trả lời
1
@Trần An Thu

Chào bạn,

Bạn có thể tham khảo câu trả lời ở bài này nhé https://hellobacsi.com/tieu-duong-dai-thao-duong/dinh-duong-cho-nguoi-bi-tieu-duong-kem-cao-huyet-ap/

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại cộng đồng Hello Bacsi nhé.

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ,

ThS.DS.GV Lê Thị Mai

Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành

1 năm trước
Thích
Trả lời

Bác sĩ cho tôi hỏi là người đái tháo đường thì phải hạn chế ăn tinh bột, nhưng nếu như vậy thì phải ăn những loại thực phẩm gì thay thế để đảm bảo năng lượng đủ cho cơ thể ạ.

1 năm trước
Thích
Trả lời
1
@Nguyễn Trúc

Chào bạn,

Một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh có thể giúp những người bệnh đái tháo đường (tiểu đường) kiểm soát tình trạng của họ và giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến sức khỏe. Chế độ ăn uống tốt cũng giúp người bệnh cảm thấy khoẻ mạnh hơn mỗi ngày.

Carbohydrate là một thành phần cơ bản trong thức ăn mà cơ thể con người sử dụng để tạo ra năng lượng nhưng một người mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường)/tiền đái đường nên cẩn thận khi chọn loại carbohydrate nào để ăn và làm thế nào để phân bố đều chúng trong suốt cả ngày.

Cơ thể hấp thu carbohydrate và chuyển hóa chúng thành glucose một cách nhanh chóng, điều này dẫn đến tăng glucose máu nhanh và khiến người bệnh cảm thấy đói trở lại ngay sau đó. Cơ thể không hấp thu tất cả các carbohydrate từ ngũ cốc nguyên hạt, và những chất mà nó hấp thu sẽ đi vào máu chậm hơn so với carbohydrate chế biến. Vì lý do này, chúng ít có khả năng gây tăng đột biến glucose máu và người bệnh sẽ cảm thấy no lâu hơn. Chất xơ là một loại carb tốt cho sức khỏe mà mọi người nên ăn mỗi ngày. Những người mắc bệnh đái tháo đường/tiền đái đường nên hạn chế lượng đường mà họ tiêu thụ và chú ý cẩn thận khi ăn tinh bột

Để tính lượng tinh bột hằng ngày cho người đái tháo đường dựa vào cân nặng lý tưởng và nhu cầu năng lượng trong một ngày.

Với người bệnh đái tháo đường, năng lượng do tinh bột cung cấp chiếm 50 – 60% tổng năng lượng.

Số gam tinh bột = số kcal do tinh bột cung cấp/ 4

Từ đó sẽ tính ra được số gam tinh bột sẽ ăn trong một ngày.

Dựa vào nhu cầu năng lượng một ngày mà bác sĩ sẽ tính cho bạn lượng protein, lipid cần cung cấp mỗi ngày. Từ đó sẽ đưa cho bạn một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng các thành phần dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cũng như duy trì đường huyết.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại cộng đồng Hello Bacsi nhé.

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ,

ThS.DS.GV Lê Thị Mai

Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành

1 năm trước
Thích
Trả lời

Thưa bác sỹ, người bệnh tiểu đường thường phải kiêng đường nhưng đôi khi họ lại rất thèm những món ngọt vậy phải làm sao ạ, và nếu họ muốn dùng thì nên ăn những món nào để đảm bảo sức khỏe

1 năm trước
Thích
Trả lời
1
@Trần Thị Thanh Thúy

Chào bạn,

Mắc bệnh tiểu đường không có nghĩa bạn phải cắt hoàn toàn đồ ngọt ra khỏi chế độ ăn uống của mình. Không những thế, trong trường hợp bệnh nhân tiểu đường bị hạ đường huyết (Glucose máu < 4 mmol/L) bạn cần phải bổ sung ngay 1 chút nước ngọt hoặc viên nén glucose.

Tuy nhiên bạn không nên ăn quá nhiều đồ ngọt vì chúng sẽ khiến cho bệnh tiểu đường khó kiểm soát hơn. Và làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ trong tương lai. Ăn quá nhiều đường cũng làm hỏng men răng của bạn. Vậy bệnh nhân tiểu đường nên ăn bao nhiêu đồ ngọt?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân tiểu đường nên ăn 3 bữa chính (30-45 gram carb/bữa) và 2 bữa phụ (15 gram carb/bữa). Và dưới đây là lượng carb trong các loại đồ ngọt:

Với các loại trái cây chứa đường tự nhiên

  • Các loại trái cây ít đường: với đơn vị tính là 1 bát con (236ml) thì bơ có chứa 13gr carb, cam 21gr carb, táo 15gr carb, ổi 24gr carb, lê 16gr carb, dâu tây 11gr carb.
  • Các loại trái cây nhiều đường: xoài 25gr carb, nho 27gr carb, chuối 34gr carb, mít 38gr carb, sầu riêng 66gr carb.


Nếu bạn ăn bữa phụ với trái cây ít đường thì 15gr carb là đủ. Nếu trái cây là một món tráng miệng, hãy cắt giảm bớt lượng carb trong ngũ cốc. Nước chấm ngọt để đảm bảo tổng lượng carb 30-45gr carb. Tốt hơn là bạn nên ăn cả trái cây thay vì nước ép vì nước ép hoa quả không có chất xơ mà lại chứa nhiều đường. Nếu uống nước trái cây, hãy chỉ uống 1 ly nhỏ 150ml.

Các loại đồ ngọt khác

Nhãn thực phẩm là cách tốt nhất để bạn biết lượng đường bạn đang ăn. Các số liệu về đường trên nhãn thực phẩm cho biết tổng lượng đường. Và không cho biết bao nhiêu đường từ tự nhiên (như trái cây) và bao nhiêu lượng đường tự do. Một số thực phẩm và đồ uống không có từ “Sugar” trong danh sách thành phần nhưng vẫn được thêm đường. Mật ong, sucrose, glucose, dextrose, fructose, tinh bột thủy phân, ngô, đều là đường tự do. Nếu có bất kỳ thành phần nào nói trên thì thực phẩm bạn ăn đã được thêm đường.

Lượng đường tối đa được khuyến nghị hàng ngày là 30gr với người lớn – tức là chỉ khoảng 7 muỗng cà phê mỗi ngày. Một muỗng canh nước sốt cà chua chứa khoảng một muỗng cà phê đường. Một chiếc bánh quy sô cô la có tới hai muỗng cà phê đường, 1 ly chè 150ml có thể chứa tới 3 muỗng.

Bạn có thể sử dụng các chất tạo ngọt nhân tạo là các loại đường tổng hợp có vị ngọt mạnh. Nhưng không hoặc rất ít calo. Bạn có thể sử dụng các loại đường này để chế biến món ăn thay cho đường cát thông thường. Theo hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ, Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ FDA chấp thuận cho sử dụng 6 chất tạo ngọt sau: aspartame, acesulfame, saccharin, sucralose, neotame, advantame

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại cộng đồng Hello Bacsi nhé.

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ,

ThS.DS.GV Lê Thị Mai

Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành

1 năm trước
Thích
Trả lời

Chào bác sĩ, cho em hỏi nếu bị tiểu đường thai kỳ thì cần phải ăn uống bổ sung như thế nào để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé ạ?

1 năm trước
Thích
Trả lời
1
@Huỳnh Thị Cẩm Nhung

Chào bạn,

Bệnh tiểu đường thai kỳ xảy ra ở phụ nữ mang thai, đây là tình trạng rối loạn chuyển hóa insulin của cơ thể.

Các mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ cần tuân thủ theo nguyên tắc dinh dưỡng dưới đây:

Để đảm bảo đủ năng lượng cho mẹ và bé phát triển khỏe mạnh, cần chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa một ngày với 3 bữa chính và 2-4 bữa phụ. Ngoài ra, nên ăn các bữa vào một thời gian cố định với khối lượng tương tự nhau giữa các ngày sẽ giúp duy trì đường huyết tốt hơn.

– Hạn chế tối đa thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột vì sẽ dẫn đến sự phá vỡ cân bằng đường huyết do insulin trong cơ thể không thể chuyển hóa hết lượng đường nạp từ ngoài vào.

– Bổ sung đạm thông qua các thực phẩm như ức gà, cá, trứng hoặc lòng trắng trứng (1 quả/tuần)

– Tích cực ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi, ăn rau luộc thay vì rau xào.

– Chia khẩu phần ăn mỗi bữa, tránh ăn quá nhiều. Ăn đúng giờ, không bỏ bữa.

Mẹ bầu nên chú trọng một chế độ ăn gồm có các thực phẩm có lợi sau đây:

– Thịt nạc, đậu hũ, sữa chua, các loại sữa ít béo/không béo và không đường.

– Các loại hạt đậu đỗ, gạo lứt, các loại trái cây ít ngọt, rau củ quả

– Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày (3 bữa chính và 1-2 bữa phụ) để đảm bảo không làm tăng đường máu lên quá cao sau khi ăn và tránh không để đường máu hạ thấp trước bữa ăn.

Hạn chế tối đa những loại thực phẩm không có lợi như sau:

– Những loại thực phầm dễ tăng đường huyết như: bánh kẹo, kem, chè, trái cây quá ngọt…

– Không nấu thức ăn quá mặn và không ăn thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp

– Hạn chế ăn đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm có nhiều chất béo

– Hạn chế sử dụng nước ngọt, đồ uống có ga và có chất kích thích

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại cộng đồng Hello Bacsi nhé.

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ,

ThS.DS.GV Lê Thị Mai

Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành

1 năm trước
Thích
Trả lời

Bác sĩ cho e hỏi nên đo chỉ số đường huyết vào lúc nào thì sẽ được kết quả chính xác nhất ạ? Và làm thế nào để kiểm soát đường huyết ổn định ạ? Em cảm ơn.

1 năm trước
Thích
Trả lời
1
@Kẹo Ngọt

Chào bạn,

Đường huyết trong cơ thể người không cố định và thay đổi do nhiều nguyên nhân khác nhau như chế độ ăn uống và luyện tập hằng ngày.

Lượng đường huyết trong máu tăng cao thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mọi người như tổn thương thần kinh, cao huyết áp, đột quỵ.. Vì thế, việc theo dõi lượng đường huyết trong máu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường.

  • Theo khuyến cáo của Hiệp hội tiểu đường Mỹ, có 4 thời điểm tốt nhất để theo dõi lượng đường huyết trong cơ thể bao gồm:
  • Lúc sáng sớm khi vừa ngủ dậy: Lượng đường huyết lúc này sẽ dao động từ 5 – 7 mmol/L
  • Trước khi ăn: Con số dao động từ 4 – 7 mmol/L
  • Sau khi ăn 1-2 giờ: Khoảng 10mmol/L
  • Trước khi đi ngủ: Dao động từ ~ 6 – 8 mmol/L
  • Tùy vào thời gian, sự thuận tiện cho người thực hiện và người bệnh, bạn có thể lựa chọn đo thử đường huyết tại nhà vào một trong những thời điểm trên hoặc nhiều hơn nếu bạn có thời gian.
  • Để kết quả test thử đường huyết tại nhà chính xác nhất, bạn nên chú ý những vấn đề sau:
  • Bảo quản tốt lọ que thử như trên hướng dẫn sử dụng, hạn chế tối đa không khí lọt vào lọ que thử
  • Khi lấy que thử ra phải sử dụng luôn, không được để quá lâu trong không khí, không được bẻ hay làm gãy que thử
  • Chú ý hạn sử dụng của que thử, sau khi sử dụng thì bỏ đi luôn, không dùng lại
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng máy, nên mua các dòng máy của Việt Nam hoặc máy có bản hướng dẫn bằng tiếng Việt
  • Kiểm tra đơn vị của kết quả, có hai đơn vị thường được sử dụng trên máy là mg/dL và mmol/L. Nếu máy cho kết quả là mg/dL bạn chỉ cần lấy kết quả chia cho 18 là ra kết quả mmol/L và ngược lại.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại cộng đồng Hello Bacsi nhé.

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ,

ThS.DS.GV Lê Thị Mai

Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành

1 năm trước
Thích
Trả lời

Bác sĩ cho em hỏi nếu người bệnh tiểu đường bị biến chứng lỡ loét chân thì nên ăn uống Và kiêng cữ như thế nào ạ? Và trường hợp như vậy thì những bài luyện tập như thế nào là tốt Và an toàn ạ? Em Cảm ơn ạ !

1 năm trước
Thích
Trả lời
1
@Bạch Thị Lương Thuỷ

Chào bạn,

Khi phát hiện có vết loét bàn chân, người bệnh đái tháo đường cần đến ngay bệnh viện hoặc trung tâm y tế để được điều trị. Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng một số loại thuốc kết hợp với chăm sóc tại nhà để xử lý vết loét.

Với vết loét nhẹ Bác sĩ có thể kê đơn thêm thuốc kháng sinh đường uống hoặc các kem bôi tại chỗ chứa kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và giúp vết thương lành nhanh hơn.

Cách chăm sóc vết loét bàn chân đái tháo đường:

  • Với các vết loét nhẹ, bạn cần chăm sóc theo các bước sau để vết loét nhanh khỏi và không bị lây lan sang những vùng xung quanh:
  • Bước 1: Rửa sạch vết loét
  • Rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý.
  • Dùng nhíp đã khử trùng qua dung dịch sát khuẩn để loại bỏ các dị vật nếu có.
  • Bước 2: Bôi thuốc sát trùng
  • Rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc cồn sát khuẩn.
  • Thoa lên vết loét thuốc mỡ sát trùng để chống nhiễm trùng lâu dài.
  • Bước 3: Băng vết loét
  • Dùng vải gạc băng vết thương cẩn thận, nhẹ nhàng, hạn chế để vết thương tiếp xúc với môi trường.
  • Thay băng 2 lần 1 ngày hoặc thay mỗi khi thấy băng bẩn hoặc ướt do dịch
  • Kiểm soát tốt lượng đường trong máu: Đây là giải pháp quan trọng và hiệu quả nhất để giảm thiểu nguy cơ loét bàn chân ở người đái tháo đường. Bạn cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ăn nhiều đường, dầu mỡ và tinh bột. Cùng với đó là chế độ sinh hoạt khoa học, tập thể dục thường xuyên những bài tập thể dục vừa sức, nhẹ nhàng như tập yoga…

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại cộng đồng Hello Bacsi nhé.

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ,

ThS.DS.GV Lê Thị Mai

Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành

1 năm trước
Thích
Trả lời
Xem thêm 2 bình luận
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!