Người bị tiểu đường có ăn được mắm tôm không?
Trong cuộc sống hiện đại, chế độ dinh dưỡng l
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
Cao huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” vì bệnh thường không có triệu chứng, người bệnh được chẩn đoán tình cờ khi đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc sau khi xảy ra một biến cố lớn như nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Việc không biểu hiện triệu chứng làm cho bệnh không được chẩn đoán và điều trị sớm, điều này để lại nhiều hậu quả đáng tiếc khi biến chứng đã âm thầm diễn ra mà mọi người vẫn còn chưa hay biết gì. Chẩn đoán cao huyết áp không khó nhưng vì chúng ta chưa có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nên tỷ lệ bệnh bị bỏ sót chẩn đoán trong cộng đồng khá cao.
Định nghĩa bệnh Cao huyết áp
Cao huyết áp là gì?
Cao huyết áp, hay còn được gọi là tăng huyết áp, là một tình trạng áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm tống máu đi quá cao. Nếu áp lực này tăng lên cao theo thời gian, nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.
Một số loại cao huyết áp chính bao gồm:
Ý nghĩa chỉ số huyết áp là gì?
Máu lưu thông trong cơ thể với một tốc độ nhất định. Chỉ số huyết áp của bạn bao gồm 2 chỉ số:
Huyết áp tâm thu, là giá trị cao hơn, đo áp suất trong động mạch khi tim đập tống máu đi (khi cơ tim hoạt động).
Huyết áp tâm trương, là giá trị thấp hơn, đo áp lực máu trong động mạch giữa các nhịp tim (giữa hai lần đập của tim).
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, tăng huyết áp có thể được phân loại như sau:
Theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, đối với huyết áp dưới 120/80 mmHg được coi là bình thường. Khi bị cao huyết áp, máu sẽ lưu thông qua các động mạch ở áp suất cao, gây sức ép nhiều hơn vào các mô và gây tổn hại các mạch máu.
Bạn được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp nếu huyết áp của bạn là luôn trên 140/90 mmHg.
Tại sao bạn nên quan tâm về cao huyết áp?
Theo Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, cao huyết áp là một tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến 1/4 số người trưởng thành ở Việt Nam. Nó được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi vì người bệnh thường không có triệu chứng, nhưng nó có thể dẫn đến một số bệnh nghiêm trọng và đôi khi thậm chí gây tử vong.
Đây là một tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến bệnh mạch vành, suy tim, đột quỵ, suy thận và các vấn đề sức khỏe khác khi không được điều trị kịp thời.
Triệu chứng bệnh Cao huyết áp
Những dấu hiệu và triệu chứng của cao huyết áp là gì?
Huyết áp có thể tăng lên mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Đó là lý do tại sao cao huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”. Hiếm khi, đau đầu có thể xảy ra.
Bạn có thể mắc bệnh cao huyết áp và không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào cho đến khi bạn gặp một cơn đột quỵ hoặc đau tim.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Ở một số người, cao huyết áp nặng có thể dẫn đến chảy máu cam, đau đầu hoặc chóng mặt. Bởi vì cao huyết áp có thể ảnh hưởng đến bạn mà bạn không biết mình đang mắc bệnh. Do đó, việc theo dõi huyết áp thường xuyên rất quan trọng nếu bạn đang có các nguy cơ bị cao huyết áp. Bạn nên gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường hoặc huyết áp của bạn quá cao.
Những biến chứng có thể xảy ra của cao huyết áp là gì?
Khi huyết áp vẫn cao theo thời gian, nó có thể gây hại cho cơ thể. Các biến chứng của cao huyết áp bao gồm:
Nguyên nhân gây bệnh Cao huyết áp
Nguyên nhân gây ra cao huyết áp là gì?
Hầu hết các trường hợp cao huyết áp thường không có nguyên nhân. Đây được gọi là cao huyết áp nguyên phát.
Một số tình trạng sức khỏe liên quan đến thận hoặc tim mạch có thể gây ra huyết áp cao, được gọi là cao huyết áp thứ phát.
Một số loại thuốc như thuốc tránh thai hoặc thuốc cảm cũng có thể gây ra huyết áp cao. Ở một số phụ nữ, mang thai hoặc các liệu pháp hormone có thể làm huyết áp tăng.
Cao huyết áp gây ra do thuốc, sau khi ngừng thuốc có khả năng không thể trở lại bình thường ngay lập tức, nó có thể mất vài tuần. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, nếu huyết áp của bạn không trở lại bình thường.
Trẻ em dưới 10 tuổi mắc cao huyết áp thường là cao huyết áp thứ phát do bệnh khác gây ra, ví dụ như bệnh thận. Điều trị các nguyên nhân gây bệnh có thể giải quyết được bệnh cao huyết áp.
Nguy cơ mắc bệnh Cao huyết áp
Những ai có nguy cơ mắc cao huyết áp?
Bạn có nguy cơ tăng huyết áp nếu bạn có một hoặc nhiều yếu tố được liệt kê dưới đây:
Đối với người lớn tuổi, những yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh cao huyết áp bao gồm:
Điều trị bệnh Cao huyết áp
Làm thế nào để chẩn đoán cao huyết áp?
Bác sĩ của bạn sẽ tham khảo các yếu tố nguy cơ của bạn, tiền sử gia đình, khám lâm sàng và huyết áp của bạn để chẩn đoán chính xác bệnh.
Bác sĩ hoặc y tá sẽ đo huyết áp của bạn bằng cách sử dụng máy đo huyết áp bao gồm một ống nghe (hoặc cảm biến điện tử) và băng quấn đo huyết áp.
Để chuẩn bị cho kiểm tra huyết áp, bạn nên:
Không uống cà phê hay hút thuốc lá trong 30 phút trước khi kiểm tra. Những việc này có thể gây ra tăng huyết áp trong ngắn hạn.
Đi vệ sinh trước khi kiểm tra huyết áp. Bàng quang đầy nước có thể thay đổi huyết áp của bạn.
Ngồi yên trong 5 phút trước khi kiểm tra. Sự di chuyển có thể gây tăng huyết áp trong ngắn hạn.
Nếu huyết áp của bạn là 140/90 mmHg hoặc cao hơn theo thời gian, bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn bị cao huyết áp. Nếu bạn có bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính, huyết áp 130/80 mmHg hoặc cao hơn sẽ được chẩn đoán là bị cao huyết áp.
Những xét nghiệm y tế khác có thể giúp chẩn đoán cao huyết áp là gì?
Các xét nghiệm khác có thể bao gồm:
Các xét nghiệm này để loại trừ bất kỳ nguyên nhân khác có thể có của bệnh cao huyết áp. Nếu không có nguyên nhân khác, bạn sẽ được chẩn đoán mắc cao huyết áp nguyên phát.
Những phương pháp nào dùng để điều trị cao huyết áp?
Mục tiêu điều trị thường là để giữ cho huyết áp của bạn dưới 140/90 mmHg. Nếu bạn có bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị nghiêm ngặt để giữ cho huyết áp của bạn dưới 130/80 mmHg.
Thay đổi lối sống
Điều trị cao huyết áp bao gồm việc thay đổi lối sống và sử dụng thuốc. Nếu bệnh cao huyết áp của bạn không phải là nghiêm trọng, bạn nên thay đổi lối sống nhằm kiểm soát mức huyết áp tốt hơn.
Khi huyết áp của bạn đạt mức kiểm soát, bạn vẫn sẽ cần điều trị. “Đạt mức kiểm soát” có nghĩa là chỉ số huyết áp của bạn là ở mức bình thường. Bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên kiểm tra huyết áp thường xuyên. Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn biết bao lâu thì nên kiểm tra huyết áp.
Thuốc
Nếu việc thay đổi lối sống không làm tình trạng bệnh khá hơn hoặc bạn mắc bệnh cao huyết áp nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ kê toa thuốc. Thuốc giúp làm hạ huyết áp cao bao gồm:
Bác sĩ sẽ theo dõi diễn tiến bệnh và có thể tăng liều hoặc thay đổi và thêm thuốc cho đến khi tìm ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bạn. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về các phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn.
Điều trị trong trường hợp khẩn cấp
Đối với người bị cao huyết áp cấp cứu , người bệnh cần phải được điều trị tại phòng cấp cứu hoặc chăm sóc đặc biệt, vì bệnh có thể gây tử vong. Người bệnh sẽ được theo dõi tình trạng tim và mạch máu. Bác sĩ có thể cho người bệnh thở oxy và thuốc giúp ổn định lại huyết áp xuống mức an toàn.
Chế độ sinh hoạt phù hợp khi mắc bệnh Cao huyết áp
Làm thế nào bạn có thể hạn chế diễn tiến của cao huyết áp?
Bạn cần phải kiên trì với quá trình điều trị. Việc điều trị có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các vấn đề liên quan đến cao huyết áp và giúp bạn sống và hoạt động tốt hơn. Nếu bạn có tiền sử bệnh gia đình mắc cao huyết áp, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc giảm thiểu nguy cơ bệnh cho bạn.
Ngoài ra, bạn có thể kiểm soát mức huyết áp của bạn bằng cách:
Các yếu tố nguy cơ của cao huyết áp như béo phì, ăn mặn, hút thuốc lá, lối sống tĩnh tại kém vận động hoàn toàn có thể cải thiện được khi chúng ta thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày. Đối với những người trong gia đình có người thân bị cao huyết áp hoặc có tiền sử đột quỵ, nhồi máu cơ tim thì nên kiểm tra huyết áp thường xuyên từ khi còn trẻ. Khi bệnh xảy ra, thay đổi lối sống và thói quen ăn uống là điều đầu tiên trong quản lý bệnh, sau đó mới đến vai trò của các thuốc hạ áp. Cao huyết áp nguyên phát – chiếm hơn 90% nguyên nhân gây cao huyết áp – là bệnh phải điều trị suốt đời, ngay cả khi huyết áp đã trở về mức bình thường vẫn phải tiếp tục dùng thuốc đều đặn. Bạn đừng quên rằng chính vì có thuốc nên huyết áp mới được kiểm soát. Bỏ thuốc rất nguy hiểm vì có thể làm huyết áp cao đột ngột dẫn đến trường hợp tăng huyết áp cấp cứu, biến chứng tai biến mạch máu não hoặc nhồi máu cơ tim và có thể gây ra đột tử. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp có thể giúp bạn và gia đình phòng chống bệnh cao huyết áp và điều trị bệnh hiệu quả hơn.
3 bình luận
Mới nhất
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
Người nhà mình cũng bị bênh này
Cảm ơn bạn chia sẻ về bệnh cao huyết áp
Cao huyết áp tưởng k nguy hiểm nhưng cực nguy hiểm giờ mình thấy nhiều biến chứng lắm