🔥 Bài đăng hot nhất

Bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ cho mình khi có ba, mẹ bị đái tháo đường?

Trong gia đình có người bị đái tháo đường có nghĩa là bạn đã mang một yếu tố nguy cơ mắc bệnh. Bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để làm giảm yếu tố nguy cơ:


-Giảm cân nếu thừa cân, béo phì: Thừa cân hoặc béo phì, đặc biệt béo bụng làm tăng đề kháng insulin, đây là yếu tố nguy cơ cao của bệnh đái tháo đường. Vì vậy, giảm cân khi bạn thừa cân, béo phì là biện pháp hiệu quả nhất để phòng, chống bệnh đái tháo đường. Bạn nên giảm cân bằng cách thay đổi lối sống. Bạn nên có lộ trình giảm cân khoa học nhằm bảo đảm sức khỏe; tốt nhất là kết hợp ăn kiêng hợp lý với tập luyện thể thao. Bạn không nên giảm cân quá nhiều, quá nhanh vì có thể rối loạn các quá trình chuyển hóa khác của cơ thể. Như vậy lại không tốt cho sức khỏe. Bạn nên giảm 5-10% cân nặng của cơ thể trong vòng 6 tháng. Trước đây đã có nhiều thuốc giảm cân được lưu hành. Nhưng do các tác dụng phụ nguy hiểm nên một số thuốc đã bị cấm sử dụng. Do vậy, bạn cần lưu ý, thận trọng đối với các loại thực phẩm chức năng được quảng cáo có khả năng làm giảm cân nhanh chóng. Mặt khác, giảm cân không chỉ bằng ăn kiêng mà phải tập thể dục đều đặn, có như vậy bạn mới giảm và duy trì được cân nặng mà mình mong muốn.

-Tập thể dục: Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày tốt cho hệ tim mạch, làm giảm cân và cải thiện độ nhạy của insulin. Môn thể thao nào cũng tốt cho sức khỏe. Nếu không có điều kiện chơi thể thao thì các bài tập cường độ trung bình như chạy bộ, bơi lội, đạp xe, thể dục nhịp điệu… cũng rất tốt.

-Chế độ ăn hợp lý, cân bằng dinh dưỡng. Bạn cần có chế độ ăn cân đối các thành phần: chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin, chất khoáng và đặc biệt cần nhiều chất xơ. Bạn nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin, chất khoáng và chất xơ. Bạn nên hạn chế mỡ động vật, các món ăn nhanh, các món chiên hoặc rán, nên ăn thay đổi giữa thịt nạc, thịt bò và cá.

-Tầm soát đái tháo đường định kỳ theo các khuyến cáo. Tầm soát sớm có thể chẩn đoán bệnh ở giai đoạn tiền đái tháo đường, ở giai đoạn này nếu can thiệp kịp thời có thể ngăn chặn hoặc làm chậm lại tiến triển thành bệnh đái tháo đường típ 2 thực sự. Các khuyến cáo về tầm soát đái tháo đường típ 2 như sau:

Đối với những người không có triệu chứng bệnh, xét nghiệm kiểm tra nên bắt đầu từ 45 tuổi và lặp lại mỗi ba năm sau đó hoặc ở độ tuổi sớm hơn ở những người trưởng thành thừa cân hoặc béo phì – nghĩa là có chỉ số khối cơ thể BMI ≥25 kg/m2 và có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào sau đây:


.Ba mẹ hoặc anh chị em ruột bị đái .tháo đường típ 2

Ít vận động

.Người Mỹ gốc Phi, người Mỹ Latinh, người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Á và người đảo Thái Bình Dương…

.Phụ nữ từng bị đái tháo đường thai kỳ hoặc sinh con hơn 4kg

Có nồng độ HLD cholesterol máu ≤ 35 mg/dl (0,9 mmol/l)

Triglyceride ≥250 mg/dl (2,82 mmol/l)

.Tăng huyết áp

.Vòng bụng to: nam ≥ 90 cm, nữ ≥ 80 cm.

.Hội chứng buồng trứng đa nang

Phát hiện bất thường khi xét nghiệm đường huyết trước đó: rối loạn đường huyết đói hoặc rối loạn dung nạp glucose (tiền đái tháo đường).

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về bệnh đái tháo đường để phòng bệnh cho bản thân mình và các thành viên khác trong gia đình chưa bị mắc bệnh đái tháo đường.

6
15k
3 Bình luận

3 bình luận

đọc xong lo quá, bụng mình >80, và mẹ mình bị typ 2, hic

2 năm trước
Thích
Trả lời

Cảm ơn bài chia sẻ của bạn nhé . Đây cũng là mối lo lắng chung cho những ai có ba mẹ , ồn bà bị tiểu đường . Rất hữu ích ạ.

2 năm trước
Thích
Trả lời

Cảm ơn chia sẻ của bạn. Chi tiết và hữu ích lắm ạ

2 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!