avatar

Tạo bài đăng của bạn

Những điều cần biết về bệnh còi xương thể bụ bẫm

Em bé nhà bạn dù bụ bẫm nhưng khi đi khám dinh dưỡng lại bị bác sĩ chẩn đoán là còi xương? Vậy bệnh còi xương thể bụ bẫm nguyên nhân do đâu, dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh là gì mọi người hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé:

Nguyên nhân gây ra bệnh còi xương thể bụ là gì?

- Sinh hoạt trong môi trường thiếu ánh sáng mặt trời

- Chế độ ăn uống không hợp lý

- Mắc bệnh lý

Dấu hiệu cho thấy trẻ bị còi xương thể bụ bẫm

- Tăng cân đều đặn nhưng chậm phát triển chiều cao

- Chậm mọc răng

- Rụng tóc vành khăn

- Vòng đầu phát triển hơn vòng ngực khá nhiều

- Chân vòng kiềng, chân đi chữ bát

- Hay bị co giật (do bị hạ Canxi huyết)

Cách phòng tránh và điều trị còi xương thể bụ bẫm

- Cân bằng các chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn

- Tránh cho trẻ ăn thức ăn nhanh, chế biến sẵn

- Bổ sung rau củ vào thực đơn hàng ngày

- Thêm dầu mỡ vào thức ăn của trẻ

- Bổ sung Canxi và Vitamin D

- Tắ

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
13
2
2
Xem thêm bình luận
Lí do con chậm tăng cân ?Mẹ đã cho con ăn đúng cách chưa?

Các mom cùng đọc và lưu ý nhé

Ăn dặm

Một đứa trẻ chào đời bỗng trở thành nguồn cơn cho những tranh cãi không hồi kết giữa mẹ chồng nàng dâu.

Quan điểm chăm sóc trẻ sơ sinh thời nay có nhiều khác biệt so với thời xưa. Nhiều người già hay biện minh rằng “Ngày xưa nuôi thế vẫn lớn khôn bình thường”, tuy nhiên thực tế, thời xưa, tỷ lệ trẻ mắc bệnh và tử vong cũng nhiều hơn rất nhiều so với bây giờ - Tất cả là nhờ sự phát triển của khoa học.


Trong nhiều gia đình, một đứa trẻ chào đời bỗng trở thành nguồn cơn cho những tranh cãi không hồi kết giữa mẹ chồng nàng dâu bởi ai cũng cho rằng mình đúng.


Kết quả cuối cùng, người phải hứng chịu lại chính là đứa trẻ. Sai lầm của cha mẹ hay ông bà và sự thiếu hiểu biết có thể sẽ làm hại chính con cháu.

“Thiếu hiểu biết còn sợ hơn bệnh tật”. Chỉ vì sai lầm của mẹ chồng, đứa bé con chị mới tuổi mẫu giáo đã gặp các triệu chứng suy thận, tương lai sẽ rất khổ sở, gắn liền với bệnh viện.

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
2
4
3
Xem thêm bình luận
Nên bổ sung D3 thuần hay D3k2 cho bé dưới 6 tháng.

Các mẹ vẫn hay truyền tai nhau là: “Bổ sung D3 thuần trong 6 tháng đầu cho an toàn, sau đó mới nên chuyển sang D3K2.” Vậy thực hư câu chuyện này như thế nào?


SAI LẦM 1: TIÊM VITAMIN K SAU SINH THÌ KHÔNG CẦN BỔ SUNG D3K2?


Các bé sau sinh đã được tiêm vitamin K, nên nhiều mẹ nghĩ rằng lượng vitamin K này đã đủ dùng cho bé trong 6 tháng đầu. Bổ sung D3K2 sẽ gây dư thừa vitamin K2 cho bé.


Nhưng thực tế vitamin K các bé được tiêm sau sinh là vitamin K1, tham gia quá trình đông máu. Cái này không dùng thường xuyên.


Còn vitamin K2 mà mẹ bổ sung cùng D3 có tác dụng tăng hấp thu canxi. Đưa các phân tử canxi về đúng vị trí xương tổn thương, phục hồi răng bị mủn, và hạn chế lắng đọng canxi tại thành mạch hoặc các cơ quan như thận. Do đó, các bác sĩ mới khuyên bổ sung D3K2 ngay từ lúc mới sinh cho bé.


Vì vậy bé tiêm vitamin K sau sinh vẫn bổ sung D3K2 bình thường mẹ nhé!


SAI LẦM 2: BÚ MẸ

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
15596
22
27
Xem thêm bình luận
6 món nước ép hoa quả thơm ngon cho trẻ

Thay vì cho trẻ uống nước lọc khi ăn dặm thì mẹ có thể bổ sung thêm nước ép hoa quả cho trẻ uống để tăng cường vitamin và khoáng chất cần thiết. Trẻ 6 tháng tuổi uống nước hoa quả gì? dưới đây là những gợi ý cho mẹ 6 món nước ép hoa quả thơm ngon cho trẻ nhé.


Nước ép táo: Trái cây cho bé 6 tháng tuổi không thể bỏ qua quả táo. Mẹ chuẩn bị 1 đến ½ quả táo, gọt vỏ, xắt miếng, đem ép lấy nước hoặc hấp chín táo rồi vắt lấy nước cho bé uống. Táo được khuyên dùng cho bé vì chứa nhiều vitamin C, carbohydrate, kali và chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé.

Nước ép lê: Bé 6 tháng uống được nước ép gì? Tương tự như làm nước ép táo, trong nước lê có lượng nhỏ vitamin C, K, đồng và kali, giàu chất xơ giúp cho dạ dày được làm sạch hiệu quả, nhuận tràng, tiêu đờm, giảm ho, thanh nhiệt, giải độc.

Nước ép cà chua: 2 quả cà chua cỡ vừa rửa sạch, lột vỏ, bỏ hạt, dùng thìa mài nhuyễn, lọc quả vải màn sẽ được nước cà chua cho bé uống.

Nước ép dưa hấu:

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
6
14
4
Xem thêm bình luận
Bổ sung Acid Folic cho mẹ bầu

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung acid folic ít nhất một tháng trước khi mang thai và trong suốt thai kỳ sẽ giúp tránh được nguy cơ tổn thương ống thần kinh ở trẻ nhỏ từ 50 – 70%. Vì vậy mẹ bầu cần bổ sung acid qua chế độ dinh dưỡng hoặc bằng cách uống thêm chế phẩm bổ sung. Cụ thể:


Ăn nhiều thực phẩm có màu xanh lá cây như rau chân vịt, súp lơ xanh, cải làn, cải bắp…

Bổ sung thêm các loại đậu đỗ như: đỗ tương, đỗ đỏ, đỗ đen…

Ăn các loại trái cây như bơ, cà chua, đặc biệt các hoa quả thuộc họ nhà cam quýt…

Đan xen bữa ăn với gạo nâu và các loại gạo còn nguyên cám khác

Bổ sung thêm gan động vật

Ăn bánh mì, ngũ cốc.

Đối với những người có khẩu phần ăn hàng ngày không thể cung cấp đủ lượng axit folic cần thiết cho cơ thể có thể bắt đầu uống thực phẩm bổ sung từ 3-6 tháng truớc khi có thai cho đến sau khi sinh 1 tháng.

Uống acid folic trước khi mang thai giữa hai bữa ăn là khoảng thời gian hợp lý nhất. Vitamin C sẽ

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
12
2
Xem thêm bình luận
NHỮNG SAI LẦM NÊN TRÁNH KHI NUÔI CON BẰNG SỮA HỘP

Dưới đây là những lưu ý khi cho con dùng sữa hộp. Mẹ hãy lưu lại ngay để chăm sóc con đúng cách giúp con khỏe mạnh nhé:

- Thay đổi sữa không rõ lí do: Bé không lên cân có thể do nhiều nguyên nhân chứ không phải vì sữa này tốt hơn sữa kia.

- Trộn nhiều loại sữa với nhau: làm mất đi tính cân đối của mỗi loại sữa, thời gian mở một hộp sẽ lâu hơn, sữa dễ bị vón cục và mất chất dinh dưỡng cũng như dễ bị nhiễm khuẩn.

- Pha sữa không đúng nồng độ: Pha loãng hơn hay đặc hơn so với hướng dẫn của nhà sản xuất đều không tốt và sẽ làm cho bé bị suy dinh dưỡng, nôn trớ hoặc tiêu chảy.

- Dùng nước rau củ như củ dền, cà rốt để pha sữa: Làm thế sẽ dễ khiến cho bé bị ngộ độc nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

- Dùng nước cháo để pha sữa: Bé dễ bị tiêu chảy vì trước 4 tháng tuổi bé chưa có khả năng tiêu hóa được bột. Ngoài ra còn làm bé béo lên nhưng lại không cao vì chế độ ăn có nhiều chất bột nhưng lại thiếu chất đạm.

- Pha sẵn sữa cho bé bú tro

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
4
2
Xem thêm bình luận
Bé ngủ nhiều, bú ít, và tiểu ít hơn sau khi hết sốt

Bé nhà mình 4 tháng bị sốt nhẹ đi khám bảo viêm họng, uống thuốc 1 ngày đã hết sốt nhưng sao thấy bé ngủ nhiều, lúc thức thì vẫn giỡn, tỉnh táo, nhưng bú ít hơn với tiểu ít hơn mọi ngày nhiều. Giờ mình nên đi khám tiếp hay theo dõi thêm ạ

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
574
5
2
Xem thêm bình luận
3 TÁC HẠI KHI CHO TRẺ ĂN CƠM CHAN CANH

Nhiều bé có thói quen ngậm cơm hoặc ăn rất lâu nên mẹ hay chan canh vào cơm cho bé dễ nuốt và kết thúc bữa ăn nhanh hơn.

>>> Mẹ ơi, hành động này sẽ để lại hậu quả rất lâu dài cho bé đấy.

1. Trẻ nuốt nhanh, ít nhai, làm cho dạ dày phải co bóp, hoạt động vất vả hơn.

2. Bé sẽ không kịp cảm nhận vị ngon của thức ăn nên về lâu dài có nguy cơ chán ăn, ngại ăn những đồ thô.

3. Khiến dạ dày nhanh no trong khi lượng dinh dưỡng thu nạp vào lại ít

✅ Còn nếu bé đã quen chan canh rồi thì mẹ nên sửa chữa bằng việc bớt dần lượng nước canh cho đến khi chỉ chan ướt cơm rồi chuyển sang cơm khô.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
146
7
5
Xem thêm bình luận
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng thường bao gồm một số loại rau củ quả, loại dễ tiêu hóa. Thức ăn của bé trong giai đoạn này phải trơn, mịn để bé dễ ăn và không bị nghẹn.

Nếu bé không thích và từ chối món ăn nào đó, mẹ không được ép mà nên ngưng 2-3 ngày sau mới cho bé thử lại. Giai đoạn này, mẹ chủ yếu nên tập cho bé làm quen với các dạng thức ăn khác ngoài sữa để con rèn các phản xạ nuốt thức ăn và học cách ăn bằng muỗng.

Ba mẹ nhớ dùng rây để xay nhuyễn, không dùng máy xay. Làm như vậy sẽ tách các nguyên liệu ra để bé có thể nếm được hương vị ban đầu của thức ăn.

Những thực phẩm bé có thể ăn trong giai đoạn này bao gồm:

  • Tinh bột: Cháo loãng (gạo), bánh mì, bún, miến, khoai lang, chuối, khoai tây
  • Đạm: Đậu hũ, lòng đỏ trứng, cá, bột nếp, sữa chua, phô mai
  • Vitamin: Cải bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt, cải ngọt, bắp cải, củ cải, táo, cam, dâu, hành tây

Các mẹ biết không. Hành tây là thực phẩm quen thuộc trong thực đơn ă

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
3
2
Xem thêm bình luận
Nấu nước dashi khi cho con ăn dặm kiểu Nhật


Nước dashi là một loại nước dùng không thể thiếu khi cho trẻ ăn dặm theo kiểu Nhật. Mẹ nên ưu tiên làm nước dashi từ rau củ quả sẽ tốt cho con hơn hết. Cách nấu nước dashi cũng khá đơn giản, mẹ tham khảo các bước dưới đây nhé:

Bước 1: Rau củ quả rửa sạch, cắt thành nhiều khúc.

Bước 2: Cho nước vào nồi, lượng nước nên đổ cách chừng 1 đốt ngón tay, rồi cho nguyên liệu vào, chú ý nguyên liệu nào nên cho trước, nguyên liệu nào nên cho sau. Đun khoảng 30-40 phút rồi lấy phần nước dùng làm canh cho bé khi ăn bột, ăn cháo…

Nếu mẹ muốn biết thêm một số công thức làm nước dashi, có thể tham khảo các công thức dưới đây:

Công thức 1: Cà rốt, khoai tây, quả su su, đậu cove.

Công thức 2: Su hào, rau cải thảo, sup lơ xanh, trắng.

Công thức 3: Hành tây, rau bắp cải, củ cải trắng.

Công thức 4: Các loại nước luộc rau như: rau cải, rau chân vịt.

Công thức 5: Dùng bột dashi cô đặc của Nhật pha thành nước dashi

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
5
3
2
Xem thêm bình luận
Giới thiệu về nhóm
Tham gia vào Cộng đồng Nuôi Dạy Con để chia sẻ kinh nghiệm và niềm vui làm cha mẹ! Đặc biệt, bạn còn có thể đặt câu hỏi ... Xem thêm
Trò chuyện ngay
avatar
Làm sao để chỉnh đầu bé bị méo 1 bên ạ

13

11

avatar
Con ho nhiều có ảnh hưởng tới phổi không?

8

15

avatar
Bé hay bị ọc sữa phải làm sao?

8

15

avatar
Bé 9 tuổi dậy thì có sớm không?

8

14

avatar
Bé sốt mọc răng là sốt thế nào vậy ạ??

7

13

Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo