🔥 Bài đăng hot nhất

Cảnh báo: Bé 2 tháng tuổi tổn thương thần kinh nặng do thói quen này của gia đình


Theo thông tin từ gia đình, bệnh nhi thường xuyên quấy khóc trước khi nhập viện trong vòng 3 ngày, và được gia đình chăm sóc bằng cách bế đung đưa để dỗ. Khi nhận thấy bệnh nhi có dấu hiệu bú ít, kém linh hoạt, gia đình đã đưa ngay vào bệnh viện cấp cứu.


Bệnh nhi được nhập viện tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng tăng trương lực cơ liên tục, môi tím, thóp trước căng phồng, co giật và có biểu hiện tăng áp lực nội sọ, tăng nguy cơ tử vong.


Sau khi thăm khám và khai thác bệnh sử, gia đình cho biết trước đó, bệnh nhi không gặp chấn thương, té ngã, và chưa từng co giật. Sau khi thăm khám lâm sàng và siêu âm thóp, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhi bị tổn thương thần kinh.


Để xác định rõ hơn về tổn thương, bệnh nhi đã được tiến hành chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não, soi đáy mắt. Kết quả cho thấy bệnh nhi tụ máu dưới nhện lều tiểu não hai bên và liềm đại não, phù não lan tỏa các bán cầu não hai bên, kèm theo xuất huyết võng mạc và phù gai thị, nghi ngờ là hậu quả của hội chứng rung lắc.


Sau khi tiếp nhận xử trí ban đầu tại Khoa Cấp cứu và Chống độc, bệnh nhi đã được chuyển đến Khoa Điều trị tích cực Nội khoa. Tại đây, bệnh nhi được thở máy, cắt cơn co giật và điều trị tăng áp lực nội sọ. Đồng thời, tối ưu hóa các chức năng hô hấp, tuần hoàn bằng cách sử dụng thuốc hỗ trợ tim, vận mạch, kiểm soát điện giải, sốt và nhiễm trùng.


Sau 7 ngày điều trị, bệnh nhi đã cai máy thở và dấu hiệu sống ổn định. Tuy nhiên, bệnh nhi vẫn mắc phải di chứng của tăng trương lực cơ và giảm ý thức, có nguy cơ gây ra di chứng thần kinh lâu dài, ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển não bộ, tương tác xã hội cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhi và gia đình.


Hội chứng rung lắc (Shaken Baby Syndrome – SBS) là một chấn thương não nghiêm trọng xảy ra ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ khi bị rung lắc mạnh. Đây thường là kết quả của thói quen rung lắc trẻ nhằm dỗ con, thói quen đưa võng, lắc nôi để ru trẻ ngủ hoặc những động tác làm thay đổi đột ngột tư thế của trẻ như bế trẻ lên cao, bế thốc dậy, tung cao trẻ.


Các triệu chứng của hội chứng rung lắc có thể là quấy khóc, nôn nhiều, bú kém, nhịp thở không đều, lì bì, co giật, hoặc hôn mê. Đặc biệt, ở trẻ nhỏ, triệu chứng có thể không hiển nhiên ngay sau khi xảy ra rung lắc mà có thể xuất hiện sau một khoảng thời gian.

2
16k
2 Bình luận

2 bình luận

Tặng e-voucher 50K, 100K mua sắm bỉm sữa cho con + Hỏi bác sĩ trực tuyến miễn phí chỉ có tại Cộng đồng Hello Bacsi, tham gia ngay

>> Xem thêm: https://hellobacsi.com/nuoi-day-con/nhi-khoa/van-de-nhi-khoa-khac/hoi-chung-rung-lac-o-tre-2/

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Mình đã biết khi đọc kiến thức chăm con nên lúc sinh bé mình để ý lắm

1 tháng trước
Thích
Trả lời
Quảng cáo
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo