🔥 Bài đăng hot nhất

Bé sơ sinh nấc cụt nhiều có sao không?

Bé sơ sinh nấc cụt nhiều có sao không là nỗi lo của nhiều mẹ khi có con gặp trường hợp này.

Nấc cụt ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng thường xảy ra, tuy nhiên khi bé sơ sinh bị nấc cụt nhiều lần, ba mẹ cũng nên để ý và theo dõi trẻ vì có thể con đang gặp phải các vấn đề về đường hô hấp, đường tiêu hóa hay do bé ăn quá no để từ đó nắm rõ nguyên nhân và có biện pháp điều trị tốt nhất.

Bé sơ sinh nấc cục nhiều có sao không?

Nấc xảy ra do cơ hoành co thắt đột ngột, ngay khi cơ hoành co thắt, nắp thanh quản (nắp đóng đường dẫn khí để tránh cho thức ăn, thức uống rơi vào phổi) đóng lại tạo nên tiếng “hic”. Nấc có thể tự nhiên xuất hiện hay xảy ra khi trẻ vừa cười vừa ăn hoặc vừa cười vừa uống.

Ai cũng có thể bị nấc, tuy nhiên, nấc lại hay xảy ra ở trẻ nhỏ. Bạn có biết, ngay cả khi bé còn ở trong bụng mẹ, bé đã bị nấc cụt trước khi bé biết thở. Như vậy, nấc là một hiện tượng trong quá trình phát triển của trẻ và nó lại tiếp tục xảy ra khi mà trẻ không cần tới nó nữa.

Các bà mẹ không phải lo lắng khi trẻ nấc nhiều lần khi ăn, mẹ hãy cứ tiếp tục cho trẻ ăn và nấc sẽ tự hết, trẻ sẽ không bị sặc sữa vì nắp thanh quản sẽ bảo vệ đường thở khi trẻ nấc và sữa sẽ không xuống phổi.

Nếu trẻ không khó chịu hay mệt mỏi vì nấc thì các bà mẹ không cần cố gắng làm trẻ dừng nấc, hoặc có cách cho trẻ không nấc nữa là bà mẹ hãy cho trẻ uống nước, sữa hoặc cho trẻ bú. Tuy nhiên, đôi khi cách này cũng không hiệu quả hoàn toàn.

Nấc ở trẻ em nhất là trẻ sơ sinh có rất nhiều nguyên nhân: trẻ có thể ở đường hô hấp, đường tiêu hóa (ăn thức ăn khó tiêu, ăn quá no…). Trẻ bị lạnh cũng dễ bị nấc.

Khi trẻ bị nấc, các bậc cha mẹ hãy bình tĩnh thao tác một số mẹo nhỏ dưới đây:

Đối với trẻ sơ sinh, bế trẻ lên rồi dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé khoảng 60 cái, nếu trẻ khóc được thì sẽ khỏi nấc nhanh hơn vì lúc đó thần kinh thực quản giãn ra, triệu chứng nấc sẽ biến mất. Ủ ấm, sưởi ấm cho trẻ.Đầu tiên, mẹ dùng hai ngón tay trỏ để nhét vào lỗ tai của trẻ trong khoảng 30s. Hoặc dùng hai ngón tay bóp nhẹ mũi của trẻ, cùng lúc giữ miệng trẻ khép lại trong khoảng 2s. Lặp lại nhiều lần, khoảng cách giữa các lần khoảng 3s. Tuy nhiên, khi thực hiện các động tác này, mẹ phải thật nhẹ tay nhé.

Một mẹo khác:

Nếu sau mỗi lần ti, bé đều bị nấc cụt thì có thể là do mẹ cho bé bú không đúng cách. Cần thay đổi tư thế bú sao cho hạn chế tối đa lượng không khi đi vào miệng và dạ dày của trẻ. Khi đang bú, nếu trẻ nấc cụt, mẹ ngừng cho bú và vỗ dứt khoát vào lưng bé để bé ợ hơi rồi lại bú tiếp.Đối với các trẻ lớn hơn, mẹ có thể dùng nước, dùng đường để làm giảm cơn nấc cụt.

Những mẹo nhỏ này hoàn toàn lành tính mà hiệu quả thì không nhỏ đâu mẹ. Mẹ hãy cứ thử xem.

Bé sơ sinh nấc cụt nhiều có sao không? Phần lớn các trường hợp trẻ sơ sinh bị nấc cụt là hiện tượng sinh lý rất bình thường và ba mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên chỉ một số ít trường hợp các cơn nấc cụt mạnh và kéo dài khiến trẻ mệt, nôn trớ và quấy khóc. Với những trường hợp trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhiều và quá lâu, ba mẹ nên đưa bé đến chuyên khoa nhi để được thăm khám và tư vấn về cách điều trị và chăm sóc tốt nhất cho con.

2
16k
2 Bình luận

2 bình luận

Lần đầu làm mẹ sẽ hoang mang lắm

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Bé mình cũng thỉnh thoảng bú xong là bị

2 tháng trước
Thích
Trả lời
Quảng cáo
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo