avatar

Tạo bài đăng của bạn

Đau thắt lưng và trễ kinh liệu có phải là dấu hiệu của mang thai?

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ không phải tháng nào cũng giống như tháng nào, và nếu có sự bất ổn định đột ngột như việc chậm kinh một vài ngày thì có lẽ cũng là vấn đề bình thường. Việc bị đau thắt lưng cũng giống như vậy, vì thế từ hai triệu chứng trên thì chưa đủ cơ sở để khẳng định là đã mang thai hay chưa. Tuy nhiên, khi mang thai đa số phụ nữ đều có hai triệu chứng trên.


Vì vậy, nếu bạn thấy bị đau thắt lưng và trễ kinh mà nghi ngờ rằng mình đã mang bầu thì bạn nên dùng que thử thai là một trong những phương pháp thử có thể tin tưởng. Nếu que thử thai xuất hiện 2 vạch và để chắc chắn hơn nữa thì bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra và khám xét ký lưỡng.

Một vài dấu hiệu chứng tỏ bạn có khả năng mang thai phải kể đến như:


+ Chậm kinh, chóng mặt, nôn khan, ốm nghén và buồn nôn liên tục kết hợp với đau lưng và luôn cảm thấy buồn ngủ.


+ Ngực sưng to, căng, cứng và đau, màu da thay đổi, quầng vú thâm đi, gân má trê

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
162
1
2
Xem thêm bình luận
Làm ѕao để kích thước túi ối bình thường?

Làm ѕao để kích thước túi ối bình thường?

Nếu như khi đi ѕiêu âm đã thấу phôi thai ᴠà tim thai là một tín hiệu rất tốt cho mẹ bầu. Điều nàу chứng tỏ thai nhi đang phát triển bình thường, do ᴠậу nếu các chỉ ѕố có lệch chuẩn một chút thì mẹ bầu cũng đừng lo lắng quá.


Cho dù là ở giai đoạn nào của thai kỳ, mẹ bầu cũng nên thả lỏng tâm trạng của mình, giữ cho tinh thần thư thái, thoải mái, lên kế hoạch ăn uống ᴠà nghỉ ngơi hợp lý. Mẹ nên biết rằng, nếu ѕuу nghĩ quá nhiều ѕẽ gâу ảnh hưởng tiêu cực cho thai nhi ở trong bụng.


Trong tháng thứ 2 của thai kỳ, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu cũng nên đa dạng hơn. Mẹ hãу ăn đầу đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, tốt nhất cho mẹ ᴠà thai nhi như: các loại ngũ cốc, bánh mì, rau хanh, trái câу, ѕữa, trứng, thịt ᴠà các loại họ đậu. Bên cạnh đó, trong giai đoạn nàу, mẹ bầu nên hạn chế ăn nhiều thức ăn chứa tinh bột, calorie, chất béo ᴠà đặc biệt là đường. Bổ ѕung thêm các thức ăn có chứa Acid Folic cho cơ thể trong

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
169
5
2
Xem thêm bình luận
Độ mờ da gáy là gì? Độ mờ da gáy 1.6 mm có bình thường không?

Đo độ mờ da gáy là xét nghiệm vô cùng quan trọng, giúp bác sĩ chẩn đoán nguy cơ bị hội chứng Down ở thai nhi ngay từ những giai đoạn đầu tiên của thai kỳ. Trong thời kỳ mang thai, bà bầu cần phải khám thai theo lịch khám định kỳ của bác sĩ nhằm kiểm soát tình trạng sức khỏe của mẹ và sự hình thành phát triển toàn diện của thai nhi. Thực hiện đo độ mờ da gáy giúp các mẹ yên tâm về tình hình sức khỏe của thai nhi.


1. Độ mờ da gáy là gì?

Sự kết tụ chất dịch ở vùng da mặt sau cổ của thai nhi được gọi là độ mờ da gáy. Độ mờ da gáy là một chỉ số dùng để đánh giá nguy cơ thai nhi mắc phải hội chứng Down và các dị tật bẩm sinh khác.


Độ mờ da gáy ở thai nhi bao nhiêu là bình thường?

Sau khi được tiến hành siêu âm, bác sĩ sẽ cho bà bầu biết kết quả về độ mờ da gáy. Đối với những trẻ có kích thước từ 45-84mm thì độ mờ da gáy thông thường sẽ là dưới 3,5mm. Thường thì kết quả kiểm tra độ mờ da gáy sẽ giúp bác sĩ có thể phán đoán được 75% nguy cơ trẻ

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
261
7
4
Xem thêm bình luận
Hiện tượng rau bám mặt trước chuyển sang bám mặt sau có nguy hiểm không?

Trong thời kỳ mang thai, tư thế nằm của thai nhi hầu hết sẽ là mông hướng xuống dưới phần tử cung (tư thế này rau thai bám mặt trước). Càng về những tháng cuối thai kỳ thai nhi sẽ có xu hướng chúc phần đầu về phía xương chậu của mẹ. Phần gáy sẽ hướng về phía bụng mẹ để tạo ra ngôi thai thuận lý tưởng (rau thai bám về phía mặt sau). Khi thai nhi nằm ở tư thế này nó sẽ tạo áp lực hướng xuống phần tử cung của mẹ. Lúc này, khi xuất hiện các cơn co thắt hay cơn gò sẽ làm cho tử cung được mở rộng, nhờ vậy giúp cho thai nhi ra ngoài dễ dàng hơn.

Theo ý kiến của các bác sĩ sản khoa, rau bám mặt trước chuyển sang bám mặt sau hiện tượng hoàn toàn bình thường của thai nhi. Chúng sẽ nguy hiểm khi được bác sĩ chẩn đoán là các bệnh lý nhau thai bám thấp, nhau thai tiền đạo.. Những bệnh lý này có thể gây dị tật thai nhi nếu không phát hiện kịp thời.


Ngoài ra, tùy thuộc vào số lần mang bầu mà thời gian xuất hiện hiện tượng rau bám mặt trước chuyển sang bám mặt sau của thai n

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
3394
6
5
Xem thêm bình luận
Thai 22 tuần nặng bao nhiêu, bé phát triển thế nào? Và những lưu ý cho mẹ bầu

Khi thai bước sang tam cá nguyệt thứ 2, bé yêu đã phát triển hơn trước rất nhiều, các cơ quan cơ thể trẻ đã hình thành phát triển đầy đủ. Thai 22 tuần nặng bao nhiêu là quan tâm của nhiều mẹ bầu.

Thai 22 tuần nặng bao nhiêu, bé phát triển thế nào?

– Tuần 22, bé nặng khoảng từ 360 – 500 gram, kích thước chiều dài tính từ đầu đến gót chân khoảng 27-30cm, tương đương với một trái đu đủ nhỏ. Đây cũng là giai đoạn mà thai nhi bắt đầu phát triển mạnh mẽ.

– Lúc này làn da của bé được bao phủ bởi một lớp lông tơ dày, tác dụng của lớp lông tơ sẽ giúp điều hòa thân nhiệt cơ thể cho trẻ. Da của bé có nhiều nếp nhăn chưa căng phồng do bé chưa lên cân nhiều.

Mi mắt và lông mày của bé đang trong giai đoạn hoàn thiện. Đôi mắt bé đã có hình dáng nhưng con ngươi thiếu sắc tố.

– Các đốt sống liên kết nhau để tạo thành cột sống bảo vệ tủy sống.

– Lá lách và các mạch máu tại phổi cũng đang phát triển để bé dễ thở h

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
166
5
2
Xem thêm bình luận
Tìm hiểu về hiện tượng thai nhi đạp ở bụng dưới

Kể từ tuần thứ 8 của thai kỳ trở đi, thai nhi bắt đầu có những chuyển động đầu tiên, thậm chí nhiều bé còn biết nhào lộn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, lúc này kích thước của bé còn nhỏ nên mẹ vẫn chưa cảm nhận rõ được hành động này.


Đến khi bước sang tháng thứ 5 của thai kỳ tức là sang kỳ tam cá nguyệt 2, hoạt động đạp, đá của bé sẽ diễn ra nhiều và nhanh hơn ở trong tử cung. Lúc này, bé yêu của mẹ đã lớn, chân và tay cơ bản đã tương đối cứng nên lực đạp của bé sẽ trở nên mạnh hơn, rõ nét hơn nên mẹ dễ dàng cảm nhận được. Đặc biệt là vào buổi tối khi nằm ngủ, mẹ sẽ cảm nhận rõ các cú đạp của con yêu dưới vùng bụng dưới của mình.


Bước qua tháng thứ 6, em bé của mẹ đã phát triển tốt về thính giác nên bé có thể phản ứng với âm thanh bên ngoài. Chính vì thế mà em bé của mẹ có thể nghe được những âm thanh từ bên ngoài, nghe thấy tiếng của mẹ nói, chỉ cần mẹ bật nhạc hay đi vào những nơi ồn ào là em bé cũng nghe thấy. Khi tiếp nhận những âm thanh này, bé sẽ p

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
1801
6
4
Xem thêm bình luận
Cùng tìm hiểu nhịp tim 145 là trai hay gái

Không ít chị em cho rằng có thể đoán giới tính thai nhi dựa vào nhịp tim của thai. Nếu như nhịp tim của thai nhi đập dưới 140 nhịp/phút thì được cho là đang mang bầu bé trai, còn nếu cao hơn 140 nhịp/phút thì cho rằng đang mang bầu là bé gái

Tuy nhiên, quan niệm dựa vào tim thai đập nhanh để kết luận đó là mang thai con trai là quan niệm hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Bởi theo Tiến sĩ - Bác Sĩ Bùi Chí Thương, Giảng viên bộ môn Phụ sản, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh khẳng định: Nhịp tim của thai nhi bình thường có thể dao động từ 110 -150 nhịp/phút hoặc từ 120-160 nhịp/phút dù là bé trai hay bé gái đều như nhau.


Do đó, Tiến sĩ - Bác Sĩ Bùi Chí Thương lưu ý nếu như mẹ bầu thấy tim thai của mình quá nhanh hoặc quá chậm so với mức bình thường thì cần đi khám sớm để nhận được sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, tránh được nguy cơ gây nguy hiểm cho thai nhi chẳng hạn như: thai nhi bị suy tim thai hoặc bị thai lưu.


Như vậy có thể thấy quan niệm về

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
3972
5
5
Xem thêm bình luận
BẠN ĐÃ THỬ TÍNH NĂNG ĐĂNG BÀI CỰC COOL CỦA CỘNG ĐỒNG HELLO BACSI CHƯA?

😍 Quào!! Không chỉ vừa ra mắt trang chủ diện mạo mới cực sống động với những thông tin, hoạt động - quà tặng hữu ích cùng hàng loạt danh bạ bác sĩ tư vấn miễn phí cho các thành viên, cộng đồng Hello Bacsi đã cập nhật thêm tính năng mới cực cool:


  • Chèn emoji trong bài đăng/câu hỏi.
  • Đăng bài ẩn danh dành cho các bạn muốn chia sẻ bài viết một cách thoải mái nhất.


Theo đó, cả nhà nhớ thường xuyên theo dõi trang chủ cộng đồng Hello Bacsi để cập nhật những thông tin bổ ích từ chuyên gia, bác sĩ cũng như các hoạt động hot đang diễn ra trên cộng đồng tại đây: link nhé!


Làm sao để trải nghiệm tính năng mới này? Xem hướng dẫn bên dưới cả nhà ơi 👇


👉Bước 1: Truy cập vào trang https://hellobacsi.com/community/

👉Bước 2: Đăng nhập/ Đăng ký thành viên bên góc phải màn hình

... Xem thêm
BẠN ĐÃ THỬ TÍNH NĂNG ĐĂNG BÀI CỰC COOL CỦA CỘNG ĐỒNG HELLO BACSI CHƯA? BẠN ĐÃ THỬ TÍNH NĂNG ĐĂNG BÀI CỰC COOL CỦA CỘNG ĐỒNG HELLO BACSI CHƯA? 
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
4
4
2
Xem thêm bình luận
Siêu âm độ mờ da gáy khi nào?Kết quả siêu âm độ mờ da gáy chính xác nhất khi được thực hiện siêu âm từ tuần thứ 11 đến t

Siêu âm độ mờ da gáy được thực hiện trong ba tháng đầu của thai kỳ từ tuần thứ 11-13 hoặc đối với kích thước thai nhi trong khoảng 45-84mm và được coi như một phần của xét nghiệm sàng lọc giúp xác định thai nhi có mắc bệnh hội chứng Down hay không.


Độ mờ da gáy là gì?

Độ mờ da gáy (tiếng anh là Nuchal translucency) là hình dạng siêu âm của một tập hợp chất lỏng dưới da phía sau cổ thai nhi trong ba tháng đầu của thai kỳ và xuất hiện dưới dạng hình ảnh màu đen hoặc mờ trên màn hình siêu âm. Ở những thai nhi có bất thường nhiễm sắc thể, khiếm khuyết tim và nhiều hội chứng di truyền, độ mờ da gáy sẽ cao hơn.


Đo độ mờ da gáy thường được thực hiện như một phần của xét nghiệm sàng lọc ba tháng đầu kết hợp, có thể xác định nguy cơ của một số bất thường nhiễm sắc thể, bao gồm hội chứng Down.


Tầm quan trọng của siêu âm độ mờ da gáy

Siêu âm độ mờ da gáy là xét nghiệm quan trọng nhất trong tam cá nguyệt đầu tiên giúp bác sĩ chẩn

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
4
4
3
Xem thêm bình luận
Thai nhi 13 tuần tuổi có biết trai hay gái không? Điều mẹ cần biết

Theo các chuyên gia, ngay từ tuần thứ 7 của thai kỳ, bộ phận sinh dục của bé yêu đã bắt đầu hình thành, thế nhưng nó chưa rõ ràng. Có lẽ phải đợi đến tuần 17 trở đi, các mẹ mới có thể có được câu trả lời chính xác nhất. Vì thế các mẹ đừng quá nóng vội nhé.


Ở thời điểm này, thai nhi sẽ có một số thay đổi điển hình như:


Kích thước tăng gấp 3 lần so với thời điểm mới hình thành

Nặng hơn 23g và dài khoảng 7.4cm

Dấu vân tay bắt đầu hình thành

Bé có thể nheo mắt, cau mày, nhăn mặt

Có thể múi ngón tay

Lông tơ bao phủ khắp cơ thể bé

Gan bắt đầu tạo ra mật

Bé cử động nhiều hơn bên trong bụng mẹ


Mang thai tuần 13 nên làm gì?

Mang thai tuần 13, điều đó có nghĩa là mẹ đã chính thức bước sang giai đoạn mới của hành trình “bụng mang dạ chửa” – tam cá nguyệt thứ 2. Đây được xem là thời điểm bình yên nhất đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, để tốt cho thai nhi, các mẹ vẫn nên:

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
1877
5
3
Xem thêm bình luận
Giới thiệu về nhóm
Tham gia Cộng đồng Mang Thai để được bác sĩ giải đáp thắc mắc hoàn toàn miễn phí, cùng chia sẻ hành trình mang thai của ... Xem thêm
Trò chuyện ngay
avatar
3 lợi ích cho sức khoẻ từ hạt hướng dương  

72

162

avatar
Góc hỏi đáp lần đầu tiên làm mẹ

55

110

avatar
Góc xin vía 

15

22

avatar
Chăm sóc sức khoẻ sau sảy thai

9

19

avatar
Những dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cungMang

12

15

Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo