avatar

Tạo bài đăng của bạn

Hỏi bác sĩ miễn phí

Icon heart

Đăng bài chia sẻ

Bài đăng hot nhất

Bầu ăn mắm nêm được không?

Bà bầu có thể ăn mắm nêm, tuy nhiên mắm nêm không tốt với bà bầu như mọi người vẫn tưởng nên hạn chế sử dụng mắm nêm thường xuyên.


*Lợi ích của mắm nêm

+ Cung cấp sắt

Trong mắm nêm có chứa rất nhiều khoáng chất sắt. Vi khoáng này rất cần thiết cho cơ thể, giảm tình trạng thiếu máu, sinh non, băng huyết của bà bầu.

+ Cung cấp chất béo Omega 3 (DHA và EPA)

Omega 3 là acid béo cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. Omega 3 làm giảm mớ máu, bảo vệ hệ tim mạch, là một nhân tố không thể thiếu trong phát triển hệ thần kinh và thị lực của thai nhi (nhất là 3 tháng cuối thai kì).

Omega 3 còn có khả năng giảm chứng trầm cảm sau sinh của bà bầu, trẻ sơ sinh được bổ sung omega đầy đủ hệ miễn dịch tốt hơn.

+ Cung cấp các acid amin quan trọng cho cơ thể.

Acid amin hình thành nên tế bào, sửa chữa các mô, tạo kháng thể nâng cao miễn dịch.

+ Cung cấp vitamin B12

Vitamin B12 tham gia quá trình trưởng thành và hình thành nhân củ

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
6622
6
8
Xem thêm bình luận
Bà bầu ăn kim chi được không?

Kim chi là một món muối cuả Hàn Quốc có vị chua chua cay cay, được dùng làm món ăn kèm rất ngon. Kim chi có nhiều loại, phổ biến có kim chi củ cải, kim chi dưa chuột, kim chi cải thảo….những loại này đều được chế biến lên men và có chứa nhiều probiotic- đây là mộ loại tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa.

Bên cạnh đó, kim chi cũng được xem là nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, chất xơ, chứa ít calo, ít chất béo…được đánh giá tốt cho sức khỏe. Như vậy, nếu như đặt ra câu hỏi bà bầu ăn kim chi được không thì câu trả lời là có. Lý do mẹ bầu có thể ăn kim chi được là bởi:

Khi bào thai nằm trong tử cung người mẹ, các hệ vi sinh vật trong ruột của bé với cấu trúc khá đơn giản và hầu hết các loại khuẩn tốt của mẹ sẽ từ nước ối chuyển sang. Do đó, mẹ bầu nên bổ sung lợi khuẩn từ các thực phẩm lên men như kim chi để giúp hệ vi sinh đường ruột của bé mau chóng phát triển ngay từ khi còn trong bào thai.

Xét về mặt dinh dưỡng thì kim chi là món ăn chứa ít calo, ít chất béo

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
13283
9
14
Xem thêm bình luận
Thai 16 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Những xét nghiệm cần thiết ở tuần thai này!

Mẹ ơi, nếu mẹ đang băn khoăn không biết thai 16 tuần nặng bao nhiêu là đủ thì mẹ hãy dựa theo số đo cân nặng chuẩn của thai phụ này nha. Theo đó tuổi thai 16 tuần sẽ có kích thước bằng một quả cam vàng, nặng khoảng 0,124 – 0,166kg (124-166g) và có chiều dài đầu mông khoảng 11.6cm.


Mẹ sẽ vô cùng hạnh phúc khi thấy ở giai đoạn này bụng của mình hơi nhô lên một chút vì bé yêu đang lớn dần đấy mẹ. Tuy nhiên, mẹ cũng nên biết một số loại xét nghiệm cần thiết ở tuần thai này để kiểm tra sức khoẻ của con.


Để hiểu rõ chi tiết hơn, cùng Hello Bacsi đọc bài viết dưới link này nhé!

https://hellobacsi.com/mang-thai/thai-ky/tam-ca-nguyet-2/thai-nhi-16-tuan/

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
538
4
4
Xem thêm bình luận
Thai 16 tuần đã biết trai hay gái

- Giai đoạn 16 tuần tuổi (tức là gần 4 tháng) của thai kỳ, em bé đã có những bước phát triển khá hoàn thiện, nhất là cơ quan sinh dục đã có hình dạng rõ nét.

- Nếu bào thai là nam, tinh hoàn đã xuất hiện và xuống bìu. Đây là dấu hiệu để các bác sĩ sử dụng công nghệ siêu âm để xác định giới tính cho em bé.

- Tuy nhiên không phải cơ địa của mẹ và sự phát triển, trạng thái của thai nhi nào cũng giống nhau. Vì vậy, cũng có những trường hợp dù đã có thai 16 tuần tuổi nhưng khi đi siêu âm, bác sĩ vẫn chưa xác định được là trai hay gái.

- Điều này hoàn toàn bình thường, mẹ không cần quá lo lắng. Bởi đôi khi em bé quá “hiếu động”, cử động hay còn còn gọi là máy liên tục thì rất khó cho bác sĩ có thể kiểm tra bộ phận sinh dục của bé.

- Bên cạnh đó, bé cũng có thể co người lại ngủ nên che đi cơ thể cũng dẫn tới việc mẹ không biết được bào thai là trai hay là gái.

- Những trường hợp này bác sĩ thường để mẹ đi lại một lúc để bào thai thay đổi tư thế khiến việc si

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
36
5
4
Xem thêm bình luận
Bầu 22 tuần mà cứ bị tê tay là sao ạ em đã đi khám

cả nhà cho e hỏi e bầu 22tuần oy mà cứ bi tê tay e đi khám ở bv fu sản tất cả đều ko sao mà ts e cứ bị tê hoài khó chịu ko ngủ dc ạk

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
13
4
6
Xem thêm bình luận
E bé bị đầu nhỏ

Xin chào. Tôi năm nay 41 tuổi đang mang thai tuần 24. Siêu âm 4D bs nói em bé tật đầu nhỏ có đường kín lưỡng đỉnh là 51. Chu vi đầu là 201. Kết luận chu vi đầu và đường kính lưỡng đỉnh < bách phân vị thứ 3 so với tuổi thai. Vây xin cho hỏi sinh ra bé có sao không ạ. Xin tư vấn giúp biện pháp cải thiện

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
85
1
4
Xem thêm bình luận
Bầu ăn hạt dưa được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại hạt nói chung và hạt dưa nói riêng là loại thực phẩm chứa nhiều protein, đây là dinh dưỡng không thể thiếu cho cơ thể phụ nữ khi mang thai.

Thành phần của hạt dưa còn có chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như lipid, vitamin B1, vitamin B2, vitamin E, canxi, chất sắt, kẽm, phốt pho, kali... Chính vì thế, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn hạt dưa để thai nhi được bổ sung thêm dưỡng chất và khỏe mạnh.


* Công dụng của hạt dưa với bà bầu

+ Cải thiện tâm trạng

Tâm trạng thất thường khi mang thai là do cơ thể mẹ có những thay đổi lớn về nội tiết tố. Vì vậy ăn hạt dưa có thể cung cấp magie, giúp ổn định tâm trạng, đẩy nhanh quá trình dẫn truyền thần kinh trong tế bào não, giúp mẹ chống trầm cảm khi mang thai hiệu quả.

+ Ổn định đường huyết

Ngoài việc ổn định tâm trạng, ăn hạt dưa khi mang thai còn có thể giúp ổn định lượng đường trong máu, vì magie có thể điều chỉnh lượng đường huyết và giúp mẹ tránh được nguy c

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
540
2
2
Xem thêm bình luận
Quá trình phát triển của thai nhi trong 40 tuần

3 tháng đầu thai kỳ

Tuần thứ 4: Do quá trình thụ thai thường tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng nên trong 3 tuần đầu người phụ nữ sẽ không nhận ra là mình mang thai. Sang tuần thứ 4, các tế bào phôi thai bắt đầu hoạt động và tạo cấu trúc ban đầu cho cơ thể thai nhi. Lúc này chị em sẽ nhận ra dấu hiệu mang thai đầu tiên thông qua việc bị trễ kinh.

Tuần thứ 5: Kích thước thai nhi ở tuần thứ 5 đã tăng lên rất nhiều. Thời điểm này các tế bào sẽ lớn lên nhanh chóng và mẹ có thể dùng que thử thai để xác định chính xác khả năng có thai hay không.

Tuần thứ 6: Lúc này bé sẽ có kích thước 4-7mm (bằng hạt đậu xanh). Hệ thần kinh nguyên thủy và xương sống bắt đầu hình thành. Lúc này bác sĩ cũng đã nhận ra bé có nằm đúng ở tử cung hay không nhờ siêu âm.

Tuần thứ 7: Thời gian này thông qua siêu âm có thể nghe rõ được tim thai. Gan của bé ở tuần thai này cũng thực hiện chức năng sản xuất tế bào hồng cầu. Và mẹ bắt đầu đi tiểu nhiều hơn, cũng xuất hiện các triệu chứ

... Xem thêm
Quá trình phát triển của thai nhi trong 40 tuầnQuá trình phát triển của thai nhi trong 40 tuần
Quá trình phát triển của thai nhi trong 40 tuầnQuá trình phát triển của thai nhi trong 40 tuần
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
34
5
4
Xem thêm bình luận
Cung tìm hiểu bà bầu nằm võng có được hay không?

Bà bầu nằm võng có được hay không?

Không chỉ mẹ bầu mà hầu hết chúng ta khi nằm võng cùng với nhịp đung đưa cũng làm cơ thể cảm thấy dễ chịu và muốn chìm vào giấc ngủ. Đối với các mẹ bầu thường khó ngủ nên thường tìm đến chiếc võng để “nương tựa”.


Các mẹ bầu mới mang thai bụng chưa to, cân nặng chưa tăng nhiều thì có thể chấp nhận, nhưng chỉ được nằm khoảng 20-30 phút mỗi ngày. Còn các mẹ từ tam cá nguyệt thứ 2, 3 thì đây là điều không nên, vì lúc này bụng mẹ đã lớn có thể gây ảnh hưởng cho cả mẹ và bé.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, trong thời kỳ mang thai, nhất là càng về cuối thai kỳ, các bác sĩ khuyên mẹ bầu nằm hướng nghiêng bên trái để giảm áp lực lên vùng chậu. Đồng thời, cũng giúp máu lưu thông đến thai nhi tốt hơn.


Tuy nhiên, khi nằm nghiêng không phải bà bầu nào cũng dễ chịu nên chọn nằm võng để có giấc ngủ ngon hơn. Hơn nữa, theo nghiên cứu của của Sophie Schwartz, Thụy Sĩ, khi nằm võng với nhịp rung lắc đều đặn, nh

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
173
4
4
Xem thêm bình luận
Giải đáp ruột echo dày có nguy hiểm không?

Echo ruột dày là 1 dấu hiệu trên siêu âm về đường tiêu hóa thai nhi. Những nguy cơ có thể đi kèm với echo ruột dày là: nhiễm trùng bào thai, rối loạn nhiễm sắc thể (hội chứng Down) và có nhiều trường hợp echo ruột dày nhưng thai nhi vẫn bình thường. Riêng dấu chứng echo ruột dày chưa đủ mạnh để xét nghiệm dịch ối. Nếu mẹ đã làm các xét nghiệm sàng lọc hội chứng Down ở tuổi thai sớm (12 tuần) thì ít xảy ra tình trạng này. Lúc này mẹ vẫn tiếp tục theo dõi khám thai, đến tuổi thai 22 tuần sẽ được khảo sát 1 lần nữa thật kỹ về hình thái thai nhi xem có kèm yếu tố bất thường nào khác không. Nếu không có gì thì mẹ có thể yên tâm.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
3002
4
2
Xem thêm bình luận
Giới thiệu về nhóm
Tham gia Cộng đồng Mang Thai để được bác sĩ giải đáp thắc mắc hoàn toàn miễn phí, cùng chia sẻ hành trình mang thai của ... Xem thêm
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo