avatar

Tạo bài đăng của bạn

Khi mang thai, bà bầu ăn mè đen được không?

Khi mang thai, bà bầu ăn mè đen được không?


"Bà bầu ăn mè đen được không? là thắc mắc không quá hiếm gặp, bởi mè đen xuất hiện trong khá nhiều món ăn như chè mè đen, bánh tráng mè, mè xửng, topping cho một số món bánh, sinh tố...

Hiện chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy bà bầu ăn mè đen không an toàn. Do đó, câu trả lời cho thắc mắc bà bầu ăn mè đen được không là được.

Lời đón đại rằng ăn mè đen khi mang thai làm tăng thân nhiệt, gây mất cân bằng, từ đó dẫn đến nguy cơ sảy thai là không có cơ sở khoa học. Trên thực tế, công dụng của mè đen đối với bà bầu là rất tốt khi nó là nguồn cung cấp giàu các khoáng chất sắt, canxi, axit amin cùng protein, axit oxalic, vitamin B, C và E...

Có nhiều ý kiến cho rằng việc mà bầu ăn mè đen với lượng vừa phải kể từ tuần 30 của thai kỳ không chỉ giúp bồi bổ sức khỏe mà còn giúp quá trình chuyển dạ diễn ra thuận lợi hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý là mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn nhiều mè đ

... Xem thêm
Khi mang thai, bà bầu ăn mè đen được không?Khi mang thai, bà bầu ăn mè đen được không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
177
1
3
Xem thêm bình luận
Bà bầu ăn miến dong được không?

Bà bầu ăn miến dong được không?


Miến là loại thực phẩm được chế biến từ tinh bột của củ dong riềng chứa nhiều chất xơ, protein, chất béo, canxi và sắt... Với miến, bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn rất "cuốn" như miến xào cua, miến xào hải sản, miến xào lòng gà, miến xào thập cẩm, miến xào chay, miến măng vịt, miến lươn...

Vậy bà bầu ăn miến dong được không? Câu trả lời là mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn miến dong, các món có miến dong để đổi vị. Việc ăn miến dong khi mang thai có thể giúp mẹ bầu nhận được những lợi ích sức khỏe như:

- Hỗ trợ kiểm soát cân nặng

- Hỗ trợ tăng cường miễn dịch

- Phù hợp cho người có chế độ ăn không gluten

- Ngăn chặn tiêu chảy

Tuy nhiên, lưu ý là các mẹ bầu không nên ăn quá nhiều miến hay dùng miến để thay thế bất cứ loại thực phẩm nào. Bạn nên cân bằng chế độ dinh dưỡng của bản thân bằng cách sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau đồng thời ăn kèm rau xanh và các loại

... Xem thêm
Bà bầu ăn miến dong được không?   Bà bầu ăn miến dong được không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
92
1
3
Xem thêm bình luận
Giải đáp: Bà bầu ăn quả na được không?

Giải đáp: Bà bầu ăn quả na được không?


Quả na là một loại quả có giá trị dinh dưỡng cao là nguồn cung cấp các dưỡng chất như protein, carbohydrate, các loại vitamin B, C, K, các loại khoáng chất như canxi, kali, sắt, đồng, phốt pho…

Vậy "mẹ bầu ăn quả na được không”, câu trả lời là “được” nhưng các mẹ bầu cần ăn na được trồng theo chuẩn nông nghiệp sạch và ăn với lượng vừa phải. Nguyên do là bởi nếu không được trồng theo chuẩn nông nghiệp sạch, quả na có thể tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và na là loại trái cây cung cấp năng lượng cao, ước tính, tiêu thụ 100g thịt quả na có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 70 đến 80 calo.

Dưới đây là một số lợi ích của na đối với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi:

- Có thể giúp mẹ bầu giảm những triệu chứng ốm nghén: Vitamin B6 có trong quả na sẽ giúp giảm bớt tình trạng buồn nôn ở thai phụ.

- Giúp mẹ bầu giảm căng thẳng hiệu quả

- Phòng tránh nguy cơ táo bón vì quả na có nhiều chất xơ tốt

... Xem thêm
Giải đáp: Bà bầu ăn quả na được không? Giải đáp: Bà bầu ăn quả na được không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
2
1
2
Xem thêm bình luận
Bà bầu ăn dưa gang được không?

Bà bầu ăn dưa gang được không?


Dưa gang hay còn gọi là dưa bở, dưa nứt, là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ, đặc biệt là vitamin A, vitamin C, kali, magiê và axit folixc cùng một số chất chống oxy hóa, tốt cho sức khỏe. Với dưa gang chín, bạn có thể làm được nhiều món ăn giải nhiệt ngày hè như dưa gang dầm đường, sinh tố dưa gang, kem dưa gang... Với những trái dưa gang còn xanh, chưa già, bạn có thể xắt lát phơi héo rồi dùng để nấu canh dưa gang, kho thịt ba chỉ, kho cá ngừ hay trộn với nước tương pha tỏi ớt... ăn rất bắt miệng.

Vậy bà bầu ăn dưa gang được không? Câu trả lời là được. Tuy nhiên, khi ăn dưa gang, các mẹ bầu cần lưu ý các điều sau:

- Rửa sạch dưa dưới vòi nước chảy, ngâm trong nước muối hoặc giấm pha loãng trước khi ăn vì vỏ dưa có thể chứa trực khuẩn listeria, đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai, có thể gây sảy thai, sinh non...

- Chọn mua dưa được trồng theo chuẩn nông nghiệ

... Xem thêm
Bà bầu ăn dưa gang được không?   Bà bầu ăn dưa gang được không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
326
1
2
Xem thêm bình luận
Bà bầu ăn tôm được không, có sao không?

Bà bầu ăn tôm được không, có sao không?


Tôm là thực phẩm ít chất béo, nhưng lại giàu amino axit, protein và các khoáng chất thiết yếu như sắt, canxi, kali, natri, magiê, phốt pho, selen... Có không ít chị em bầu bí thắc mắc rằng bà bầu ăn tôm được không, ăn tôm khi mang thai có sao không? Câu trả lời là bà bầu hoàn toàn có thể ăn tôm khi mang thai mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. Bởi tôm nằm trong danh sách các thực phẩm chứa hàm lượng thủy ngân thấp. Bên cạnh đó, nếu bạn chế biến kỹ lưỡng cũng như giới hạn khẩu phần ăn khoảng 340g một tuần thì các món chế biến từ tôm sẽ đem đến các lợi ích sức khỏe nhất định.

Nếu ăn được tôm, vậy thì bà bầu có thể ăn mắm tôm, mắm tôm chua hay chăng? Câu trả lời dành cho thắc mắc này là có thể. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn mắm tôm khi các nguyên liệu tạo thành món ăn này đảm bảo vệ sinh trong khâu chế biến và bảo quản hoặc đun cách thủy hoặc xào cùng các món ăn khác.

Tuy nhiên các mẹ bầu cần lưu ý khi ăn tô

... Xem thêm
Bà bầu ăn tôm được không, có sao không? Bà bầu ăn tôm được không, có sao không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
18
1
4
Xem thêm bình luận
Bà bầu ăn tía tô được không?

Bà bầu ăn tía tô được không?


Lá tía tô từ lâu đã được biết đến là có nhiều lợi ích cho sức khỏe nên được dùng phổ biến như là một loại gia vị, rau thơm. Trong y học cổ truyền, lá tía tô được dùng để điều trị các tình trạng như ngộ độc thực phẩm, cúm và nhiễm virus đường hô hấp, hen suyễn, tiểu đường và bệnh tim.... nhưng lại không phù hợp cho những người bị phong hàn cảm mạo, khí hư suy nhược, mệt mỏi, sốt ra mồ hôi trộm.

Vậy bà bầu ăn tía tô được không? Câu trả lời là mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn lá tía tô như một loại rau gia vị hay rau thơm trong chế độ ăn của mình. Hơn nữa, theo quan niệm dân gian, việc mẹ bầu ăn tía tô khi mang thai 3 tháng đầu còn có tác dụng giúp dưỡng thai. Với những mẹ bầu mang thai có thể trạng yếu, thai nhi cử động không yên thì việc ăn lá tía tô, có thể giúp trấn an tinh thần, cơ thể khỏe mạnh, sinh con thuận lợi hơn...Xem thêm

Bà bầu ăn tía tô được không?   Bà bầu ăn tía tô được không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
4
1
2
Xem thêm bình luận
Giải đáp: Bà bầu ăn mì tôm được không?

Giải đáp: Bà bầu ăn mì tôm được không?


Mì tôm là món ăn nhanh rất băt miệng và vô cùng tiện lợi khi bạn muốn lấp đầy bụng cái bụng rỗng đang réo om sòm của mình. Thế nhưng có nhiều ý kiến cho rằng đây là thực phẩm không thân thiện với sức khỏe vì có chứa hàm lượng tinh bột, muối và chất béo cao.

Vậy vấn đề đặt ra là bà bầu ăn mì tôm được không? Câu trả lời là chị em phụ nữ mang thai có thể ăn mì tôm, kể cả giai đoạn đầu của thai kỳ nhưng không nên ăn quá nhiều và không ăn thường xuyên. Nguyên do là bởi mì tôm là món ăn nghèo đạm, thiếu vitamin và khoáng chất thiết yếu, chất xơ... mà chị em bầu bí cần khi mang thai.

Do đó, khi ăn mì tôm, các chị em bấu bí nên kết hợp cùng các thực phẩm tươi sống (trứng, thịt, rau củ...) để bổ sung đủ dưỡng chất...Xem thêm

Giải đáp: Bà bầu ăn mì tôm được không? Giải đáp: Bà bầu ăn mì tôm được không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
1
2
Xem thêm bình luận
Bà bầu ăn mít được không, có nóng không?

Bà bầu ăn mít được không, có nóng không?


Mít là loại trái cây có mùi thơm đặc trưng và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

- Cung cấp năng lượng cho cơ thể nhờ lượng đường tự nhiên

- Tăng cường hệ miễn dịch nhờ dồi dào các vitamin A, B và C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch

- Giải tỏa căng thẳng: Mít có đặc tính chống lại cảm giác căng thẳng hiệu quả

- Giảm tình trạng táo bón nhừo hàm lượng chất xơ cao

- Giúp ổn định huyết áp nhờ luọng kali dồi dào

Vấn đề đặt ra là bà bầu ăn mít được không? Bởi có nhiều ý kiến cho rằng mít là trái cây có tính nóng, phụ nữ mang thai ăn mít có thể bị sảy thai. Câu trả lời chị em bầu bí hoàn toàn có thể ăn mít trong thai kỳ. Việc mít có tính nóng, có thể gây sảy thai là quan niệm sai lầm. Việc ăn mít với lượng vừa phải có thể giúp các mẹ bầu nhận được các lợi ích tuyệt vời kể trên.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý thêm rằng những mẹ bầu có vấn đề sức khỏe như đái tháo đường,

... Xem thêm
Bà bầu ăn mít được không, có nóng không? Bà bầu ăn mít được không, có nóng không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
1
1
2
Xem thêm bình luận
Bà bầu ăn măng được không, cần lưu ý gì?

Bà bầu ăn măng được không, cần lưu ý gì?


Măng là thực phẩm vô cùng quen thuộc làm nên nhiều món ăn ngon, rất bắt miệng như măng tươi xào lòng gà, bún măng vịt, canh miến măng khô nấu lòng gà, măng nhồi thịt, thịt kho măng, ếch xào măng...

Xoay quanh việc ăn măng, có 2 luồng ý kiến trái chiều một bên thì cho rằng măng là thực phẩm bổ dưỡng, bên còn lại cho rằng mang là thực phẩm có chứa độc tố nên cần tránh. Vậy bà bầu ăn măng được không?


Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn măng trong quá trình mang thai, bao gồm cả măng tươi và măng khô. Để an toàn cho sức khỏe và được ăn đa dạng thực phẩm, mẹ bầu chỉ nên dùng từ 1 – 2 lần/tháng, mỗi lần chỉ khoảng 200 gram măng tươi và với măng khô là tính lượng măng đã được ngâm nở.

Lưu ý là để an toàn khi dùng măng, các mẹ bầu cần đặc biệt chú ý ở khâu sơ chế nhằm loại bỏ tối đa độc chất cyanide còn tồn đọng ở măng bằng cách luộc/ngâm kỹ, thay nước luộc/nư

... Xem thêm
Bà bầu ăn măng được không, cần lưu ý gì?Bà bầu ăn măng được không, cần lưu ý gì?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
6
1
2
Xem thêm bình luận
Bà bầu ăn cá đối được không?

Bà bầu ăn cá đối được không?


Theo các bác sĩ của bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM), cá đối là một trong những loại cá tốt cho bà bầu.Vì thế, bà bầu hoàn toàn có thể đưa cá đối vào thực đơn ăn uống lành mạnh của mình.


Tuy nhiên, cũng như những thực phẩm lành mạnh khác, mẹ bầu chỉ nên ăn cá đối ở mức độ vừa phải, luân phiên thay đổi các loại thực phẩm trong thực đơn để cân bằng dưỡng chất cho cơ thể.


Theo khuyến cáo của FDA, mẹ bầu chỉ nên ăn 2-3 khẩu phần cá mỗi tuần (tổng khoảng 250-350gr), có thể luân phiên thay đổi giữa các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp.


Vì thế, bà bầu có thể ăn cá đối với những thông tin hướng dẫn như trên nếu không có tiền sử dị ứng với loại cá này...Xem thêm

Bà bầu ăn cá đối được không?   Bà bầu ăn cá đối được không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
145
Giới thiệu về nhóm
Tham gia Cộng đồng Mang Thai để được bác sĩ giải đáp thắc mắc hoàn toàn miễn phí, cùng chia sẻ hành trình mang thai của ... Xem thêm
Trò chuyện ngay
avatar
3 lợi ích cho sức khoẻ từ hạt hướng dương  

72

162

avatar
Góc hỏi đáp lần đầu tiên làm mẹ

55

110

avatar
Góc xin vía 

18

22

avatar
giải đáp giúp em với

5

10

avatar
Tụi mình có qh có mang bao cao su và

6

9

Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo