🔥 Bài đăng hot nhất

Tiêm vacxin bao lâu có kháng thể?

Sau khi tiêm vacxin bao lâu có kháng thể miễn dịch để đạt khả năng bảo vệ cơ thể khỏi căn bệnh tương ứng. Hãy cùng tìm hiểu về quá trình hình thành miễn dịch và thời gian cần thiết để đạt hiệu quả bảo vệ sau tiêm vắc xin.

Miễn dịch là gì?

Miễn dịch là quá trình mà cơ thể phản ứng và bảo vệ chống lại các bệnh tật thông qua sự hiện diện của kháng thể. Kháng thể là những protein được tạo ra bởi cơ thể để tiêu diệt và trung hòa các vi sinh vật gây bệnh hoặc độc tố. Mỗi loại kháng thể đặc hiệu cho một loại bệnh cụ thể. Ví dụ, kháng thể chống lại bệnh sởi chỉ có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi sởi, không có tác dụng đối với bệnh quai bị.

Có hai loại miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động:

Miễn dịch chủ động:

Miễn dịch chủ động là quá trình mà cơ thể tạo ra kháng thể đối với một căn bệnh sau khi tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh. Tiếp xúc có thể xảy ra thông qua nhiễm bệnh trực tiếp (miễn dịch tự nhiên) hoặc thông qua việc tiêm một loại vắc xin chứa vi sinh vật đã được giết chết hoặc giảm độc lực (miễn dịch vắc xin).

Khi đã có miễn dịch đối với một căn bệnh, nếu người đó tiếp tục tiếp xúc với bệnh đó trong tương lai, hệ miễn dịch trong cơ thể sẽ nhận ra và tạo ra kháng thể cần thiết để chống lại vi sinh vật gây bệnh.

Miễn dịch thụ động:

Miễn dịch thụ động là quá trình mà một người nhận được kháng thể từ nguồn bên ngoài thay vì tạo ra kháng thể bằng chính hệ miễn dịch của mình. Trẻ sơ sinh có thể nhận được miễn dịch thụ động từ mẹ thông qua thai nhi. Miễn dịch thụ động cũng có thể được cung cấp thông qua các sản phẩm máu chứa kháng thể, chẳng hạn như globulin miễn dịch, để phòng ngừa bệnh tật ngay lập tức.

Miễn dịch thụ động có lợi thế là tạo ra miễn dịch ngay lập tức, trong khi miễn dịch chủ động mất thời gian để phát triển (thường là vài tuần). Tuy nhiên, miễn dịch thụ động chỉ kéo dài trong khoảng vài tuần đến vài tháng, trong khi miễn dịch chủ động có tác dụng bảo vệ lâu dài.

Các yếu tố quyết định thời hạn miễn dịch của vắc xin

Mỗi loại vắc xin có thời hạn duy trì miễn dịch khác nhau và phụ thuộc vào các yếu tố:

Mức độ đáp ứng miễn dịch

Đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin được đo lường thông qua lượng kháng thể có mặt trong máu. Mức độ đáp ứng miễn dịch khác nhau đối với từng loại vắc xin, và ngưỡng nồng độ kháng thể không phải lúc nào cũng liên quan đến khả năng bảo vệ chống lại căn bệnh.

Ngay cả khi đạt ngưỡng kháng thể đủ, không thể chắc chắn rằng người được tiêm chủng sẽ hoàn toàn bảo vệ khỏi căn bệnh mãi mãi. Cần tăng mường một hệ miễn dịch mạnh bằng cách tăng nhanh nồng độ kháng thể sau khi duy trì tiêm vắc xin tăng cường.

Hiệu lực và hiệu quả bảo vệ của vắc xin

Hiệu lực và hiệu quả của vắc xin được xác định thông qua so sánh tỷ lệ mắc bệnh giữa nhóm đã tiêm chủng và nhóm chưa tiêm chủng. Hiệu lực của vắc xin được đo trong các thử nghiệm lâm sàng được kiểm soát, trong khi hiệu quả của vắc xin được đo trong cộng đồng khi vắc xin được sử dụng rộng rãi. Từ đó, ta có thể xác định tỷ lệ người được tiêm chủng được bảo vệ bởi vắc xin.

Miễn dịch cộng đồng là hiện tượng miễn dịch của vắc xin trong một cộng đồng đã tiêm chủng. Đối với một số bệnh, nếu tỷ lệ tiêm chủng cao trong cộng đồng, nguy cơ nhiễm bệnh sẽ giảm hoặc không còn. Điều này đặc biệt đúng đối với các bệnh như sởi và bệnh phế cầu. Để duy trì hiệu quả bảo vệ, ta cần duy trì mức độ tiêm chủng cao trong cộng đồng để ngăn ngừa tái phát bệnh.

Sau khi tiêm vắc xin bao lâu có kháng thể miễn dịch?

Thời hạn duy trì sinh kháng thể miễn dịch của một số loại vắc xin:

Ho gà: Khoảng 4 - 6 năm, việc tiêm mũi vắc xin nhắc lại ở tuổi 11 được khuyến nghị để duy trì miễn dịch.

Bạch hầu: Khoảng 10 năm, việc tiêm mũi vắc-xin nhắc lại được khuyên dùng ở độ tuổi 45 - 65.

Uốn ván: Vắc xin bảo vệ 96% trong khoảng 13 - 14 năm và 72% trong hơn 25 năm. Tiêm mũi vắc xin nhắc lại được khuyến nghị ở độ tuổi 45 - 65.

Bệnh bại liệt: Hơn 99% được bảo vệ ít nhất trong 18 năm. Tiêm mũi vắc xin nhắc lại được đề nghị cho những người đi du lịch đến các nước có nguy cơ cao.

Haemophilus influenzae loại B: Miễn dịch kéo dài hơn 9 năm. Tình trạng miễn dịch lâu dài được quan sát trong vắc xin này.

Bệnh viêm gan B: Miễn dịch kéo dài hơn 20 năm. Có khả năng miễn dịch suốt đời cho những người đã chuyển đổi huyết thanh.

Bệnh sởi: Miễn dịch suốt đời với hơn 96% số người tiêm chủng. Bảo vệ cộng đồng là rất quan trọng để ngăn chặn sự lây truyền cho những người không thể tiêm chủng hoặc chưa đủ tuổi.

Quai bị: Hơn 90% được bảo vệ trong 10 năm, và khả năng miễn dịch giảm dần theo thời gian. Thời gian miễn dịch có thể khác nhau tùy thuộc vào từng quần thể.

Bênh Rubella: Hơn 90% được bảo vệ trong khoảng 15 - 20 năm. Bảo vệ cộng đồng là rất quan trọng để ngăn chặn sự lây truyền cho những người không thể tiêm chủng hoặc chưa đủ tuổi.

Phế cầu: Khoảng 4 - 5 năm đối với vắc xin liên hợp. Tiêm mũi vắc-xin nhắc lại cho trẻ em được khuyến nghị để giảm bệnh ở mọi lứa tuổi trong cộng đồng.

Vi rút gây u nhú ở người: Miễn dịch kéo dài hơn 5 - 8 năm. Vi rút gây u nhú vẫn còn lưu hành và khả năng miễn dịch có thể kéo dài rất lâu.

Miễn dịch cộng đồng có vai trò quan trọng trong kiểm soát dịch bệnh. Việc tiêm chủng cho cả cộng đồng giúp ngăn chặn sự lây truyền và bảo vệ những người không thể tiêm chủng hoặc chưa đủ tuổi.

Hi vọng rằng những chia sẻ về tiêm vacxin bao lâu có kháng thể trên đây đã giải đáp được thắc mắc của bạn về vấn đề này.


(St)

4
6.7k
5 Bình luận

5 bình luận

Mình cũng có thắc mắc về vấn đề này

2 tháng trước
Thích
Trả lời

Hay quá, cảm ơn bạn chia sẻ

2 tháng trước
Thích
Trả lời

Bài viết rất hữu ích nhé, cảm ơn bạn chia sẻ

2 tháng trước
Thích
Trả lời

Bài chia sẻ đầy đủ thông tin quá nè, cảm ơn mom nhé

3 tháng trước
Thích
Trả lời

Các bé nên tiêm đầy đủ các mũi mom nhỉ

3 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!