backup og meta

Ăn gì mau lành vết thương? 4 loại thực phẩm cần ăn thường xuyên khi bị thương

Ăn gì mau lành vết thương? 4 loại thực phẩm cần ăn thường xuyên khi bị thương

Khi da gặp phải một tổn thương nào đó, bạn nên ăn gì mau lành vết thương? Việc lựa chọn thực phẩm mỗi ngày có thế khiến vết thương nhanh hoặc chậm lành hơn so với quá trình hồi phục tự nhiên.

Chỉ cần làm theo gợi ý của Hello Bacsi và ăn những nhóm thực phẩm sau, da bạn sẽ nhanh chóng hồi phục lại như trước đây.

ăn gì mau lành vết thương

Ăn gì mau lành vết thương? Thức ăn giàu vitamin C

Vitamin C là một chất có trong tự nhiên và rất hiệu quả trong việc chữa lành cơ thể. Nó là thành phần không thể thiếu trong quá trình tạo collagen – chất thiết yếu cho việc phục hồi da hư tổn. Vitamin C còn kích thích vị trí bị tổn thương sớm hình thành lớp da mới. Ngoài ra còn giúp tạo thành các mô mới, dây chằng và mạch máu cho da.


Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây có vị chua và các loại rau có màu xanh. Tuy nhiên, bạn hãy cẩn thận khi chế biến các thức ăn này. Nguyên nhân là vì nấu quá chín rất dễ làm mất đi một lượng đáng kể các vitamin.


Một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C khác là dâu tây, cà chua, khoai tây, rau bina… Lượng vitamin C nên dùng mỗi ngày là khoảng 200mg. Bạn hoàn toàn có thể đat được con số này chỉ bằng cách ăn uống hợp lý các loại thực phẩm kể trên.

>> Tham khảo thêm: 12 loại thực phẩm giàu vitamin C tăng sức đề kháng


Ăn gì mau lành vết thương? Thức ăn giàu vitamin A

ăn gì mau lành vết thương: thức ăn giàu vitamin A

Ăn gì để vết thương mau lành? Vitamin A là một chất chống oxy hoá tự nhiên và rất cần thiết cho quá trình chữa lành vết thương của bạn bởi nó kích thích quá trình tạo mới collagen. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều vitamin A có thể dẫn đến các tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu và nhức khớp.

Những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A là trứng, sữa tươi, sữa tách béo, các loại rau củ quả có màu vàng hoặc cam, các loại rau có màu xanh đậm, hạt hướng dương, cà rốt, khoai lang…

>> Tham khảo thêm: Tổng hợp các thực phẩm giàu vitamin A


Ăn gì mau lành vết thương? Thực phẩm giàu protein

Ăn gì mau lành vết thương? Protein cần thiết cho quá trình làm lành vết thương, tái tạo da, tạo ra collagen và tạo mới mạch máu. Vì vậy, khi cung cấp không đủ protein, vết thương sẽ lâu lành hơn. Khi cần tái tạo da, bạn nên ăn nhiều protein hơn bình thường, tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng, bạn nhé.

Một số thức ăn chứa nhiều protein mà bạn nên biết là thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành và các loại cây họ đậu.

>> Tham khảo thêm: 38 thực phẩm giàu protein cho cơ thể và tăng cơ khi tập gym


Ăn gì nhanh lành vết thương? Thức ăn giàu kẽm

ăn gì mau lành vết thương: thức ăn giàu kẽm

Kẽm là một nguyên tố vi lượng có trong mô của cơ thể. Nó giúp cơ thể tổng hợp protein, sử dụng các chất béo và tạo collagen mới để kích thích quá trình chữa lành vết thương. Vitamin A và kẽm là hai chất giúp củng cố hệ miễn dịch của cơ thể, chống nhiễm trùng. Lượng kẽm được khuyên dùng hằng ngày là 15-50mg.

Bạn có thể tìm thấy kẽm trong các loại hạt, ngũ cốc, các loại thịt đỏ, hải sản, thịt gà hay bánh mì.

>> Tham khảo thêm: Thực phẩm bổ sung kẽm tốt cho sức khỏe như thế nào?


Chăm sóc vết thương như thế nào cho đúng?

Bên cạnh mối quan tâm “Nên ăn gì nhanh lành vết thương?”, một chế độ chăm sóc đúng cách vô cùng quan trọng đối với những vết thương hở. Sau đây là một số lưu ý bạn nên tuân theo để chăm sóc vết thương để tránh để lại sẹo:

  • Không dùng các loại thuốc cản trở quá trình chữa lành tự nhiên của cơ thể. Ví dụ, thuốc chống viêm (chẳng hạn như aspirin không kê đơn) sẽ cản trở hoạt động của các tế bào hệ thống miễn dịch. Vì thế, bạn nên hỏi bác sĩ để biết danh sách các loại thuốc cần tránh trong thời gian ngắn hạn.
  • Tập thể dục thường xuyên. Hoạt động thể chất giúp làm tăng lưu lượng máu, cải thiện sức khỏe chung. Đồng thời, việc này giúp tăng tốc độ chữa lành vết thương. Nếu vết thương của bạn quá lớn, hoặc nghiêm trọng, tốt nhất hãy hỏi ý kiến ​​của bác sĩ về các bài tập thể dục phù hợp.
  • Băng bó và vệ sinh vết thương thường xuyên. Băng gạc sẽ là công cụ hữu ích để giữ vết thương của bạn sạch sẽ. Chúng cũng giúp duy trì một môi trường ẩm giúp thúc đẩy quá trình chữa lành. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý vệ sinh vết thương ít nhất một lần một ngày. Hãy làm sạch, hãy băng một băng mới.

Kết luận

Nếu bạn có thể cung cấp cho cơ thể đúng loại thực phẩm thì quá trình lành vết thương sẽ diễn ra nhanh chóng hơn. Cũng như sẽ giúp tăng độ bền của các mô mới cũng như chống lại nhiễm trùng. Trong trường hợp vẫn còn băn khoăn với việc ăn gì mau lành vết thương, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Một số câu hỏi thường gặp và chủ đề sau đây có thể bạn đang quan tâm:

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Wounds – how to care for them – Better Health Channel https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/wounds-how-to-care-for-them
Ngày truy cập: 17/8/2022
Wound Care: How to Care for an Open Wound or Cut
https://health.clevelandclinic.org/handling-injuries-from-small-cuts-to-serious-wounds/ 
Ngày truy cập: 17/8/2022
Nutrition Guidelines to Improve Wound Healing
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/11111-nutrition-guidelines-to-improve-wound-healing
Ngày truy cập: 17/8/2022
Nutrition in wound healing – ScienceDirect
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/0738081X9490264X 
Ngày truy cập: 17/8/2022
Vitamin C promotes wound healing through novel pleiotropic mechanisms – Mohammed – 2016 https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/iwj.12484 
Ngày truy cập: 17/8/2022
How Your Diet Can Aid in Wound Healing
http://www.woundcarecenters.org/article/living-with-wounds/how-your-diet-can-aid-in-wound-healing
Ngày truy cập: 11/6/2016.

Phiên bản hiện tại

17/08/2022

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Trần Cẩm Tú


Bài viết liên quan

14 loại thức uống lành mạnh bạn nên uống buổi sáng

Cẩm nang chăm sóc vết thương cho người tiểu đường A-Z


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 17/08/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo