backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

9 loại thực phẩm người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Dung Nguyễn · Ngày cập nhật: 15/11/2023

    9 loại thực phẩm người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn

    Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn đường ruột gây nhiều triệu chứng khó chịu như đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Để quản lý tình trạng này, người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc và xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. Vậy người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?

    Trên thực tế, đa phần người mắc IBS có thường tập trung ăn các loại thực phẩm không làm bệnh trở nên tồi tệ hơn. Vì thế, họ có xu hướng bỏ qua các thực phẩm giúp cải thiện triệu chứng. Chúng bao gồm:

    1. Người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Thịt nạc

    Thịt nạc (bao gồm thịt gà, nạc heo, nạc bò và các loại nạc động vật khác) là nguồn cung cấp protein rất tốt cho cơ thể. Protein dễ tiêu hóa và không bị lên men do vi khuẩn đường ruột. Vì vậy, tiêu thụ thịt nạc sẽ không làm người bệnh bị đầy hơi hay khó chịu ở bụng. Đồng thời, loại bỏ phần thịt mỡ khi chế biến món ăn sẽ ngăn ngừa chất béo trong mỡ động vật kích hoạt phản ứng viêm của cơ thể.

    tác dụng của thịt bò

    Người bệnh có thể dễ dàng mua được thịt nạc ở chợ hoặc siêu thị. Tuy nhiên, các nguồn thịt sạch vẫn là lựa chọn tốt nhất để tăng lượng dinh dưỡng và giúp loại bỏ tối đa độc tố tích tụ trong thịt.

    2. Trứng

    Trứng là một thực phẩm dễ tìm, dễ chế biến và dễ tiêu hóa. Do đó, đây được xem là lựa chọn an toàn cho người bị IBS. Người bệnh có thể luộc chín, hấp hoặc ốp la để thưởng thức các món ngon từ nguyên liệu này.

    Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là không phải ai cũng ăn được trứng một cách ngon lành. Một số người bị nhạy cảm với protein trong lòng trắng trứng, trong khi những người khác lại bị dị ứng với lòng đỏ trứng. Vì vậy, người bệnh cần cẩn trọng và tiêu thụ từng lượng nhỏ các món ăn từ trứng để biết chúng có phù hợp với mình hay không.

    3. Cá hồi và các loại cá giàu omega-3 khác

    Axit béo omega-3 có khả năng chống viêm, do đó việc bổ sung lượng omega-3 có thể giúp hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích. Các loại cá giàu omega-3 bao gồm cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi, cá tuyết đen, cá thịt trắng…

    Cá hồi

    4. Các loại rau củ FODMAP thấp

    Rau củ chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho đường ruột. Tuy nhiên, một số loại rau có khả năng sản sinh khí gây đầy hơi, khiến nhiều người mắc IBS cảm thấy khó chịu hơn khi tiêu thụ. Để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu từ Đại học Monash ở Úc đã đưa ra khái niệm FODMAP, giúp phân loại các thực phẩm phù hợp với người có vấn đề về hệ tiêu hóa.

    Theo đó, FODMAP là khái niệm chỉ các carbohydrate chuỗi ngắn được hấp thu kém qua đường tiêu hóa. Thực phẩm chứa FODMAP khiến đường ruột khó hấp thụ, gây ra đầy hơi, chướng bụng, có thể đi kèm tiêu chảy hoặc táo bón.

    Các loại rau củ FODMAP thấp bao gồm: Cà chua, bí đao, cải thìa, bắp cải, cải xoăn, cải bó xôi khoai lang, khoai tây, ớt chuông… Có nhiều cách để chế biến các thực phẩm này. Tuy nhiên, người bệnh nên nấu chín trước khi ăn thay vì ăn sống.

    5. Các loại trái cây FODMAP thấp

    Giống như rau củ, trong trái cây cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho đường ruột. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên ăn các loại trái cây FODMAP thấp, đồng thời không ăn quá nhiều trong một lần. Việc ăn quá nhiều trái cây sẽ làm cơ thể bạn quá tải và dẫn đến đầy hơi.

    Các loại trái cây người bệnh nên ăn bao gồm:

    • Chuối
    • Quả việt quất
    • Dưa lưới
    • Nho
    • Kiwi
    • Chanh
    • Cam quýt
    • Đu đủ
    • Quả dứa
    • Dâu
    • Bưởi

    6. Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Quả hạch là một gợi ý

    Quả hạch là nguồn cung cấp chất xơ, protein và các axit béo omega-3 rất tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, chúng còn chứa chất béo không bão hòa giúp giảm cholesterol, phòng ngừa các bệnh lý tim mạch. Các nghiên cứu cũng cho rằng loại chất béo này tốt cho đường ruột và cải thiện các triệu chứng của IBS.

    Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Quả hạch là một gợi ý

    Một số loại quả hạch FODMAP thấp bao gồm:

    • Hạnh nhân
    • Quả hạch brazil
    • Hạt phỉ
    • Hạt mắc ca
    • Quả hồ đào
    • Hạt thông
    • Quả óc chó

    7. Các loại hạt

    Trong tất cả các loại hạt, hạt chia và hạt lanh là hai loại đem đến nhiều lợi ích nhất cho người mắc IBS. Chúng cung cấp nguồn chất xơ và axit béo omega-3 dồi dào, giúp cải thiện triệu chứng táo bón, khó chịu, đầy hơi. Người bệnh có thể rắc chúng lên trên các món salad, bột yến mạch hoặc thêm chúng vào sinh tố để thưởng thức.

    Ngoài ra, hạt bí ngô và hạt hướng dương cũng là các loại hạt FODMAP thấp mà người bệnh có thể dùng làm đồ ăn vặt.

    8. Thực phẩm lên men

    Thực phẩm lên men có chứa nhiều lợi khuẩn rất tốt cho đường tiêu hóa. Do đó, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm sau vào chế độ ăn uống hàng ngày:

    • Đồ uống lên men, chẳng hạn như kefir hoặc kombucha
    • Rau lên men, bao gồm dưa cải bắp và kim chi
    • Sữa chua không đường

    Sữa chua không đường

    9. Nước dùng xương

    Một số nghiên cứu cho rằng nước dùng từ xương thịt hoặc cá có chứa các chất dinh dưỡng tốt cho niêm mạc ruột và sức khỏe tổng thể của đường ruột. Do đó, húp một bát cháo loãng hoặc súp nóng có thể giúp bạn cải thiện các triệu chứng của IBS.

    Ngoài các thực phẩm nên bổ sung, người bệnh cũng nên tránh sử dụng một số loại thực phẩm nhất định để tránh tình trạng trở nên tồi tệ hơn, bao gồm:

    • Thực phẩm chứa nhiều gluten như lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen
    • Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ
    • Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh
    • Rượu bia, đồ uống có ga, cà phê
    • Đồ ăn cay như ớt, tiêu…
    • Tỏi và hành
    • Chocolate
    • Thực phẩm chứa chất tạo ngọt nhân tạo, chất phụ gia, chất bảo quản

    Người bệnh có thể liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để nhận tư vấn về các thực phẩm tốt cho đường ruột và hỗ trợ điều trị IBS. Hy vọng các thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi “hội chứng ruột kích thích nên ăn gì”. Ngoài ra, việc kết hợp ăn uống phù hợp với hạn chế căng thẳng, ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn quản lý tình trạng này tốt hơn.

    Dung Nguyễn / HELLO BACSI

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Dung Nguyễn · Ngày cập nhật: 15/11/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo