Xét nghiệm có ý nghĩa đặc biệt để điều trị thiếu máu, nhất là thiếu máu tán huyết và thiếu máu hồng cầu hình liềm.
Tìm hiểu chung
Xét nghiệm hồng cầu lưới là gì?
Máu người bao gồm nhiều loại tế bào, nhưng hồng cầu chiếm số lượng nhiều nhất. Vì các tế bào hồng cầu chỉ sống được khoảng 4 tháng, nên cơ thể sẽ liên tục tạo ra những tế bào mới, được gọi là hồng cầu lưới – giai đoạn đầu (1-2 ngày) của các tế bào hồng cầu trưởng thành. Bạn cũng có thể hiểu đơn giản rằng hồng cầu lưới là hồng cầu chưa trưởng thành. Thành phần này chiếm tỷ lệ khoảng 0,5 – 1,5% số hồng cầu trong máu ngoại vi. Xét nghiệm hồng cầu lưới được bác sĩ thực hiện để đo mức độ (số lượng) hồng cầu lưới trong máu.
Xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ biết mức độ sản xuất hồng cầu cũng như đánh giá hoạt động của tủy xương (mô bên trong xương chịu trách nhiệm tạo tế bào máu). Từ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán nhiều tình trạng khác nhau, chẳng hạn như thiếu máu và suy tủy.
Khi nào bạn cần làm xét nghiệm hồng cầu lưới?
Xét nghiệm hồng cầu lưới được chỉ định khi bác sĩ cần nắm tình trạng hoạt động của tủy xương hoặc chẩn đoán và phân biệt các loại bệnh thiếu máu khác nhau. Nếu người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, xanh xao, khó thở, đau đầu, đau ngực, rất có thể đó là triệu chứng của thiếu máu mạn tính.
Xét nghiệm này cũng có thể được sử dụng để theo dõi tiến trình điều trị sau hóa trị, xạ trị, ghép tủy xương hoặc thiếu máu do thiếu sắt. Kết quả sẽ giúp bác sĩ có định hướng điều chỉnh lại cho phù hợp với người bệnh. Đôi khi, xét nghiệm hồng cầu lưới cũng là 1 mục trong xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC).
Thận trọng
Xét nghiệm hồng cầu lưới có nguy hiểm không?
Để xét nghiệm hồng cầu lưới, người bệnh sẽ được trích máu. Nhìn chung đây là một thủ thuật phổ biến và an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, người bệnh có thể cảm thấy hơi đau hoặc chảy máu và bầm tím tại vị trí lấy mẫu máu. Trong những trường hợp hiếm gặp hơn, một số rủi ro có thể xảy ra như:
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!