- Thoát huyết tương (huyết tương bị thoát qua thành mạch, làm mất một lượng nước lớn trong tuần hoàn gây trụy mạch hoặc gây rối loạn chức năng gan, thận…) dẫn đến sốc sốt xuất huyết
- Tích tụ chất lỏng, phù kèm theo suy hô hấp
- Chảy máu nghiêm trọng kèm giảm tiểu cầu (chỉ số giảm thông qua kết quả xét nghiệm máu)
- Suy đa tạng nghiêm trọng, ví dụ như bệnh gan đi kèm triệu chứng tăng transaminase hoặc viêm màng não kèm suy giảm ý thức
- Suy tim
Những triệu chứng cảnh báo giúp nhận biết sốt xuất huyết thể nặng là:
- Đau bụng nhiều
- Nôn liên tục (ít nhất 3 lần trong 24 giờ)
- Nôn ra máu hoặc có máu trong phân
- Chảy máu niêm mạc, chảy máu mũi hoặc nướu răng
- Cảm thấy mệt mỏi, bồn chồn, bứt rứt hoặc cáu kỉnh
- Hôn mê
- Gan to
- Tích nước lâm sàng
- Khó thở
- Tăng dần hematocrit
- Hạ huyết áp thế đứng
Các dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết có thể xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi hạ sốt (3–7 ngày sau khi bắt đầu sốt). Khi các dấu hiệu cảnh báo xuất hiện, tình trạng bệnh xấu đi về lâm sàng có thể diễn ra rất nhanh chóng.
>>> Bạn có thể xem thêm: Cách nhận biết sốt xuất huyết qua từng giai đoạn để điều trị bệnh hiệu quả
4.2. Dấu hiệu cảnh báo COVID-19 nặng
Các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo bệnh COVID-19 nặng có thể bao gồm:
- Suy hô hấp
- Sốc
- Rối loạn chức năng hệ thống đa cơ quan
- Đau dai dẳng hoặc tức ngực
- Không thể đánh thức hoặc không tỉnh táo
- Giảm oxy máu
- Thở gấp, khó thở, thở dốc
- Da, môi hoặc móng tay màu nhợt nhạt, xám hoặc xanh lam, tùy thuộc vào tông màu da
- Lú lẫn
- Mất ý thức…
Kết luận: Dấu hiệu cảnh báo của sốt xuất huyết và COVID-19 là khác nhau. Sốt xuất huyết nặng sẽ gây sốc sốt xuất huyết, suy đa tạng, còn COVID-19 nặng sẽ làm tổn thương não phổi và hệ hô hấp.
5. Lý do xuất hiện dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng
5.1. Lý do xuất hiện dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết nặng
Có 2 lý do chính dẫn đến việc xuất hiện dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết chuyển sang giai đoạn nặng, bao gồm:
- Tình trạng thoát huyết tương do tăng tính thẩm thấu thành mạch: Điều này là do virus gây bệnh sốt xuất huyết phản ứng với kháng thể bên trong cơ thể tại vị trí mạch máu khiến mạch máu bị tổn thương. Tổn thương mạch máu làm thoát huyết tương ra ngoài gian bào, khiến lưu lượng máu giảm, làm giảm máu lên não và gây thiếu oxy não, ảnh hưởng hệ thần kinh và gây mệt mỏi, bồn chồn, lừ đừ. Không những thế, tình trạng thoát huyết tương còn khiến gan phình to và kích thích bao tử gây nôn ói, đau bụng. Người bị thoát huyết tương nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc, hạ huyết áp, trụy tim mạch…
- Rối loạn đông máu: Tổn thương mạch máu kèm theo giảm tiểu cầu gây xuất huyết, nhất là xuất huyết niêm mạc (chảy máu chân răng, chảy máu cam, chảy máu âm đạo, chảy máu tử cung, xuất huyết bao tử, đường ruột, phổi) gây ra tình trạng rối loạn đông máu. Điều này nếu kết hợp với phản ứng viêm nặng có thể dẫn đến tổn thương đa cơ quan (gan, tim, não, thận…).
5.2. Lý do xuất hiện dấu hiệu cảnh báo COVID-19 nặng
Lý do xuất hiện dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết và COVID-19 có điểm gì khác nhau? Khác với sốt xuất huyết, viêm phổi, thiếu oxy não và tổn thương đa cơ quan do virus SARS-CoV-2 gây ra là những lý do xuất hiện dấu hiệu cảnh báo COVID-19 nặng.
6. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh nặng

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh sốt xuất huyết nặng bao gồm:
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Người đã từng bị sốt xuất huyết, trong đó, trẻ em và thanh niên có nguy cơ cao nhất bị tái nhiễm trùng sốt xuất huyết
- Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tiểu đường, hen suyễn hoặc bệnh tim
>>> Bạn có thể xem thêm: Người mắc bệnh sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi? Hãy đọc ngay để biết
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh COVID-19 nặng bao gồm:
- Người trên 65 tuổi
- Những người có các bệnh nền như bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh hô hấp mãn tính, cao huyết áp, tiền đột quỵ, bệnh gan, béo phì, bệnh phổi mãn tính, bệnh thận mãn tính đang chạy thận hoặc người bị suy giảm miễn dịch (HIV nhưng kiểm soát bệnh kém, đang điều trị ung thư, sử dụng corticosteroid, hút thuốc)
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được cách phân biệt sốt xuất huyết và COVID-19.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!