Khi người bệnh đến bệnh viện, các bác sĩ sẽ khám để đánh giá thêm một số dấu hiệu nữa gồm: phù nề, tràn dịch, gan to, tiểu cầu giảm. Điều này giúp các bác sĩ đề ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả.
Phòng ngừa sốt xuất huyết ở người lớn

Vì muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết từ người sang người, do đó, biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ em hiệu quả nhất chính là hạn chế sự sinh sôi của muỗi vằn và tránh bị muỗi cắn.
1. Hạn chế sự sinh sôi của muỗi vằn
Để phòng bệnh sốt xuất huyết, bạn cần loại bỏ nơi trú ngụ cũng như các điều kiện hỗ trợ muỗi đẻ trứng:
- Vệ sinh nơi ở và môi trường sống sạch sẽ, thường xuyên
- Không nên trữ nước trong các thù chứa, lu, khạp… mà không có nắp đậy kín.
- Không vứt rác bừa bãi xung quanh tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi, ẩn nấp và đẻ trứng
- Dọn sạch sẽ, gọn gàng sân vườn, cây cối
- Diệt muỗi vằn bằng cách đốt nhang muỗi, dùng vợt điện diệt muỗi, phun thuốc diệt muỗi định kỳ theo hướng dẫn.
2. Bảo vệ cơ thể khỏi bị muỗi đốt
Để phòng tránh bị muỗi vằn đốt, bạn nên:
- Ngủ mùng, kể cả ban ngày
- Mặc quần áo dài
- Không đến gần hoặc chui vào bụi rậm
- Sử dụng các sản phẩm diệt muỗi
- Bôi kem chống muỗi.
Ngoài ra, nếu trong gia đình có người bị sốt xuất huyết hoặc có các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn, các thành viên khác cần thực hiện những điều sau:
- Cách ly người bệnh để tránh trường hợp muỗi đốt người bệnh và truyền virus gây bệnh cho người khác.
- Mọi người trong gia đình (kể cả người bệnh) phải ngủ mùng, sử dụng các biện pháp phòng tránh muỗi đốt.
- Thay nước cho bình hoa, chậu cây thủy sinh thường xuyên, tìm và xử lý các vật dụng có chứa nước không dùng đến nhằm triệt tiêu nơi sinh sản của muỗi.
- Dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để muỗi không có nơi trú ẩn.
- Dùng tinh dầu đuổi muỗi, vợt điện… để diệt muỗi.
Một số câu hỏi thường gặp về bệnh sốt xuất huyết ở người lớn
1. Người lớn mắc bệnh sốt xuất huyết có tự khỏi không?

Theo các chuyên gia sức khỏe thì đa phần các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn sẽ tự khỏi trong vòng khoảng 7 – 10 ngày. Các thuốc sử dụng trong quá trình điều trị chủ yếu là thuốc hạ sốt, uống nước biển khô, nước trái cây để bù chất điện giải… Ngoài ra, trong một số trường hợp, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thuốc chống chảy máu, chống suy tuần hoàn.
Thông thường, ở giai đoạn dần phục hồi, người bệnh thường có các dấu hiệu tích cực như: cảm thấy đỡ mệt mỏi, ăn ngon hơn, đi tiểu nhiều hơn, không còn xuất hiện các nốt xuất huyết mới…
2. Bệnh sốt xuất huyết ở người lớn nguy hiểm như thế nào?
Các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn dạng nhẹ thường sẽ là sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp. Người mắc bệnh dạng nặng có thể bị chảy máu nghiêm trọng, giảm huyết áp đột ngột dẫn đến sốc, thậm chí tử vong.
Các biến chứng như tăng tính thấm thành mạch, cô đặc máu, xuất huyết do giảm tiểu cầu khiến bệnh nhân chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da… thường xảy ra vào ngày thứ 4 – 6 sau khi phát bệnh. Do đó, bạn cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu của sốt xuất huyết ở người bệnh trong giai đoạn này để có thể xử lý kịp thời. Lưu ý là những người mắc bệnh sốt xuất huyết nếu có các bệnh lý đi kèm (lao hạch, viêm loét dạ dày, bệnh tim, phổi…) rất dễ gặp biến chứng nặng, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Dù nền y khoa rất phát triển nhưng hiện nay chúng ta vẫn chưa có phương pháp đặc trị nào để chữa sốt xuất huyết ở trẻ em lẫn người lớn. Việc phát hiện bệnh sớm và được chăm sóc y tế kịp thời, đúng cách giúp giảm thiểu tỷ lệ tử vong ở người bệnh xuống dưới 1%.
Hello Bacsi hy vọng rằng qua bài viết này bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về bệnh sốt xuất huyết, biết được các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn nguy hiểm để có thể can thiệp kịp thời.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!