backup og meta

Nhịp tim 120 có sao không?

Nhịp tim 120 có sao không?

Nhịp tim là số lần tim đập (co bóp) trong mỗi phút. Nhịp tim quá cao hay quá thấp đều là các dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Vậy, nhịp tim 120 có sao không? Mời bạn cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này trong bài viết ngay sau đây nhé!

Nhịp tim 120 có sao không tùy thuộc vào nguyên nhân

Ở người trưởng thành khỏe mạnh, nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi là từ 60 đến 100 lần/phút. Nếu bạn thắc mắc nhịp tim 120 là cao hay thấp hay nhịp tim 120 có cao không thì câu trả lời là: Nhịp tim luôn ở mức trên 100 lần/phút, cụ thể là nhịp tim 120 lần/phút, ngay cả khi nghỉ ngơi được xem là nhịp tim nhanh.

Nhịp tim 120 có sao không? Nhịp tim 120 lần/phút không phải lúc nào cũng là vấn đề đáng lo ngại. Nhịp tim nhanh trên 120 lần/phút có thể là phản ứng bình thường của cơ thể nếu nguyên nhân là do căng thẳng, sợ hãi, lo lắng, tập thể dục hoặc thậm chí là sốt do nhiễm trùng. Đo điện tâm đồ sẽ ghi nhận tình trạng nhịp nhanh xoang. Tình trạng này sẽ cải thiện dần dần và nhanh chóng biến mất khi bạn bình tĩnh hoặc nghỉ ngơi, thường không gây ra biến chứng nào nguy hiểm đối với một người sức khỏe bình thường, khỏe mạnh.

Nhịp tim 120 có sao không?

Nhịp tim 120 có sao không? Câu trả lời là có vấn đề nếu nhịp tim trên 120 lần/phút kéo dài

Tuy nhiên, trong phần lớn trường hợp, nhịp tim cao 120 lần/phút kéo dài là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Nguyên nhân bất thường gây ra tình trạng nhịp tim 120 lần/phút bao gồm:

  • Suy tim cấp sau viêm cơ tim cấp do nhiễm virus
  • Loạn nhịp tim
  • Đau tim (Nhồi máu cơ tim)
  • Lạm dụng rượu, thức uống chứa caffeine hoặc chất kích thích
  • Huyết áp cao hoặc thấp
  • Mất cân bằng các chất điện giải trong máu
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc
  • Tuyến giáp hoạt động quá mức (Cường giáp)
  • Số lượng hồng cầu thấp (Thiếu máu)
  • Hút thuốc lá.

Nhịp tim 120 có nguy hiểm không? Câu trả lời là nếu nhịp tim trên 120 lần/phút kéo dài và xảy ra quá thường xuyên dù không có yếu tố kích thích hoặc gặp phải ở những người có các bệnh lý nền. Lúc này, tần số tim quá nhanh sẽ làm cho buồng tim không có đủ thời gian cần thiết để nạp đầy máu giữa các nhịp đập. Điều này sẽ dẫn đến tim không bơm đủ máu đến phần còn lại của cơ thể. Hệ quả là các cơ quan không nhận đủ oxy và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bạn có thể quan tâm: Nhịp tim 110 có nguy hiểm không?

Nhịp tim 120 có sao không tùy thuộc vào biến chứng gặp phải

Nhịp tim 120 có sao không tùy thuộc vào biến chứng

Nhịp tim nhanh trên 120 lần/phút có thể gây ra các triệu chứng như khó thở, đau ngực, chóng mặt, choáng váng, đánh trống ngực, thậm chí là ngất xỉu, bất tỉnh.

Vậy, nhịp tim 120 có sao không? Nếu không được điều trị, một số dạng nhịp tim nhanh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

  • Đột quỵ: Một số người bị nhịp tim nhanh có nguy cơ hình thành và phát triển cục máu đông trong buồng tim, khi di chuyển theo dòng máu lên não có thể gây đột quỵ (nguy cơ cao nhất là từ rung nhĩ) hoặc sau nhồi máu cơ tim, suy tim.
  • Suy tim: Nhịp tim nhanh 120 lần/phút kéo dài khiến tim phải nỗ lực bơm đủ máu trong suốt thời gian dài, đồng thời cơ tim cũng không được nuôi dưỡng đầy đủ dẫn đến suy tim.
  • Đột tử: Đây là tình trạng ngừng tim đột ngột. Biến chứng này hiếm gặp, thường chỉ liên quan đến nhịp nhanh thất hoặc rung tâm thất nhưng cực kỳ nguy hiểm vì nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây chết não và tử vong.

Cách giúp kiểm soát và ổn định nhịp tim

Nhịp tim 120 có sao không và cách kiểm soát

Hiểu rõ nhịp tim 120 có sao không để bạn nâng cao ý thức chủ động trong việc kiểm soát nhịp tim và duy trì sức khỏe tim mạch nói chung. Bạn nên áp dụng một số biện pháp thay đổi lối sống sau đây để duy trì tần số tim luôn ổn định:

  • Tuân thủ theo một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, sữa ít béo, trái cây và rau quả tươi
  • Hạn chế sử dụng muối, đường, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
  • Kiểm soát tiêu thụ rượu bia và thức uống chứa caffein như trà, cà phê
  • Luyện tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày và hầu hết các ngày trong tuần
  • Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý để giảm căng thẳng
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Giữ huyết áp và mức cholesterol máu trong phạm vi cho phép
  • Bỏ hút thuốc lá
  • Không sử dụng ma túy hoặc chất kích thích bất hợp pháp, chẳng hạn như cocaine
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuân thủ liều lượng và không được tự ý dừng thuốc đột ngột mà không hỏi ý kiến bác sĩ
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để được bác sĩ theo dõi và can thiệp nếu cần.

Ngoài ra, điều trị nhịp tim nhanh có thể bao gồm dùng thuốc, cấy ghép máy khử rung tim hoặc phẫu thuật cắt đốt ổ loạn nhịp bằng sóng cao tần để kiểm soát nhịp tim nhanh.

Hi vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc nhịp tim 120 có sao không và cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích. Hiểu rõ tình trạng và chỉ số nhịp tim của mình để nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe tim mạch mỗi ngày nhé!

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Should I worry about my fast pulse? https://www.health.harvard.edu/heart-health/should-i-worry-about-my-fast-pulse. Ngày truy cập: 09/11/2023

Tachycardia. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tachycardia/symptoms-causes/syc-20355127. Ngày truy cập: 09/11/2023

Tachycardia. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22108-tachycardia. Ngày truy cập: 09/11/2023

Tachycardia. https://www.healthdirect.gov.au/tachycardia. Ngày truy cập: 09/11/2023

Tachycardia. https://www.sparrow.org/departments-conditions/conditions/tachycardia. Ngày truy cập: 09/11/2023

Tim đập nhanh có nguy hiểm không? https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/tim-ap-nhanh-co-nguy-hiem-khong?inheritRedirect=false. Ngày truy cập: 09/11/2023

Phiên bản hiện tại

20/11/2024

Tác giả: Trúc Phạm

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương

Cập nhật bởi: Dang Tran


Bài viết liên quan

Nhịp tim 110 có nguy hiểm không?

Mối quan hệ giữa nhịp tim và huyết áp: Hiểu để kiểm soát


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương

Tim mạch · Bệnh viện Nhân dân 115


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 3 tuần trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo