backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Huyết áp 100/60 mmHg là cao hay thấp?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương · Tim mạch · Bệnh viện Nhân dân 115


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 19/03/2024

    Huyết áp 100/60 mmHg là cao hay thấp?

    Đo huyết áp luôn là một phần quan trọng trong những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ. Chỉ số huyết áp phản ánh sức khỏe tim mạch của bạn có đang tốt hay không. Vậy nên, khi đo thấy huyết áp 100/60 là cao hay thấp? Huyết áp thấp là bao nhiêu, bình thường là bao nhiêu?

    Mời bạn cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp cho những vấn đề này trong bài viết ngay sau đây nhé!

    Giải thích con số huyết áp 100/60

    Huyết áp là chỉ số phản ánh áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch khi máu chảy qua. Huyết áp được đo bằng đơn vị milimet thủy ngân (mmHg).

    Chỉ số huyết áp sẽ được thể hiện dưới dạng hai con số. Trong đó, số đo huyết áp tâm thu đứng trước, sau đó là số đo huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu là áp suất khi tim đập và tạo sức ép vào lòng động mạch. Huyết áp tâm trương là áp suất khi tim nghỉ giữa các nhịp đập.

    Huyết áp 100/60 mmHg có nghĩa là huyết áp tâm thu là 100 mmHg và huyết áp tâm trương là 60 mmHg. Vậy, huyết áp 100/60 là cao hay thấp?

    Huyết áp bao nhiêu là bình thường?

    huyết áp bao nhiêu là bình thường?

    Để biết huyết áp 100/60 là cao hay thấp, trước tiên, bạn cần biết huyết áp bình thường là bao nhiêu. 

    Huyết áp 100 là cao hay thấp? Huyết áp bình thường khi 90 < chỉ số huyết áp tâm thu < 140 mmHg60 < chỉ số huyết áp tâm trương < 90 mmHg.

    Tuy nhiên, huyết áp có thể thay đổi tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như: vị trí cơ thể, hít thở, đồ ăn thức uống, thuốc men, tuổi tác, thể trạng, tâm trạng và khoảng thời gian trong ngày. Huyết áp thường thấp nhất vào ban đêm và tăng mạnh khi thức dậy.

    Huyết áp 100/60 mmHg là cao hay thấp?

    Huyết áp thấp là bao nhiêu? Huyết áp thấp là khi chỉ số huyết áp tâm thu thấp hơn 90 mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg. Vậy, khi đo huyết áp và nhận về kết quả huyết áp 100/60 là cao hay thấp? Câu trả lời là huyết áp thấp.
    Nhiều người cũng có thắc mắc thêm là huyết áp 100/50 là cao hay thấp? Trong trường hợp này, câu trả lời vẫn là huyết áp thấp. Vì chỉ số tâm trương là 50 thì vẫn dưới 60 mmHg.

    Tuy nhiên, như đã nói ở trên, chỉ số huyết áp có thể thay đổi trong ngày. Chính vì vậy, để đánh giá chính xác huyết áp 100/60 là cao hay thấp thì bạn cần đo nhiều lần tại các thời điểm khác nhau trong ngày.

    huyết áp 100/60 là cao hay thấp và khi nào cần điều trị

    Huyết áp 100/60 mmHg khi nào cần điều trị?

    Khi đã có câu trả lời cho thắc mắc huyết áp 100/60 là cao hay thấp, hẳn bạn sẽ lo lắng liệu có cần điều trị không. Câu trả lời tùy thuộc vào triệu chứng đi kèm và nguyên nhân gây nên tình trạng này.

    Một số người có chỉ số huyết áp luôn dưới 90/60 mmHg nhưng lại không có triệu chứng gì thì không cần phải quá lo lắng bởi đây chỉ là do vấn đề cơ địa.

    Trên thực tế, một số người có mức huyết áp 100/60 mmHg hay thậm chí là 120/60 mmHg thì lại cần điều trị bởi xuất hiện các triệu chứng như:

    • Choáng váng hoặc chóng mặt
    • Buồn nôn, nôn mửa
    • Mờ mắt
    • Thở nhanh, nông
    • Mệt mỏi, suy nhược
    • Uể oải, hôn mê
    • Lú lẫn
    • Ngất xỉu.

    Nếu lo lắng huyết áp 100/60 là cao hay thấp, cần điều trị hay không, bạn nên đi khám sớm. Việc tự đó tại nhà cũng tốt nhưng có thể sai số bởi máy đo. Bạn cần cẩn trọng nếu các dấu hiệu tụt huyết áp lặp đi lặp lại nhiều lần. Hơn nữa, điều này cũng đặc biệt quan trọng đối với các bệnh nhân đang dùng thuốc kiểm soát huyết áp và các thuốc có ảnh hưởng đến vận mạch.

    Hiểu huyết áp 100/60 mmHg là cao hay thấp để biết cách khắc phục

    chỉ số huyết áp 100/60 là cao hay thấp

    Việc hiểu rõ huyết áp 100/60 là cao hay thấp sẽ giúp bạn chủ động ổn định huyết áp. Tùy thuộc vào độ tuổi, sức khỏe và nguyên nhân gây huyết áp thấp, bạn có thể áp dụng các cách tại nhà sau đây:

    • Tập thể dục thường xuyên. Dành ít nhất 30 phút hoạt động thể chất vừa phải mỗi ngày để cải thiện tuần hoàn máu. Tuy nhiên, bạn tránh tập thể dục trong điều kiện nắng nóng hay môi trường bí bách, kém thông thoáng.
    • Uống nhiều nước hơn. Chất lỏng làm tăng thể tích máu và giúp ngăn ngừa mất nước. Cả hai đều quan trọng trong việc điều trị hạ huyết áp.
    • Hạn chế rượu. Uống nhiều rượu khiến cơ thể mất nước và có thể làm giảm huyết áp.
    • Ăn các bữa ăn nhỏ, ít bột đường. Để giúp huyết áp không giảm mạnh sau bữa ăn, hãy ăn 5 đến 6 bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa lớn. Hạn chế các thực phẩm giàu bột đường như khoai tây, gạo, mì ống và bánh mì.
    • Chú ý đến tư thế. Thay đổi tư thế từ từ khi chuyển từ nằm hoặc ngồi xổm sang đứng, không ngồi khoanh chân hoặc đứng quá lâu. Nếu các triệu chứng của huyết áp thấp xuất hiện khi đang đứng, hãy bắt chéo đùi hoặc đặt một chân lên ghế và nghiêng người về phía trước hết mức có thể để tăng lượng máu từ chân về tim
    • Mang vớ nén. Mang những loại vớ đàn hồi này giúp cải thiện lưu lượng máu từ chân đến tim.
    • Thuốc men. Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị huyết áp thấp được dùng để điều trị hạ huyết áp tư thế đứng như fludrocortisone, midodrine

    Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc huyết áp 100/60 mmHg là cao hay thấp, cũng như biết cách chữa huyết áp thấp hiệu quả hơn. Huyết áp thấp không điều trị thỏa đáng có thể gây sốc, thậm chí là đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Vì vậy, bạn đừng nên chủ quan mà cần thăm khám ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương

    Tim mạch · Bệnh viện Nhân dân 115


    Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 19/03/2024

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo