backup og meta

Nhiễm độc digoxin

Nhiễm độc digoxin

Tìm hiểu chung

Nhiễm độc digoxin là gì?

Digoxin thường được sử dụng để điều trị rung nhĩ, đặc biệt có kèm theo suy tim sung huyết. Nhiễm độc digoxin còn được gọi là nhiễm độc glycoside tim, quá liều digoxin hoặc ngộ độc digoxin là tình trạng đe dọa tính mạng. Tình trạng này đặc trưng bởi các triệu chứng tiêu hóa, bao gồm buồn nôn, nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy. Các biểu hiện ở tim là đáng lo ngại nhất và có thể gây tử vong. Ngộ độc digoxin có thể xảy ra cấp tính hoặc mãn tính.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm độc digoxin là gì?

Nhiễm độc cấp tính có nhiều khả năng xảy ra ở người trẻ tuổi ngay sau khi dùng quá liều. Buồn nôn, nôn, tăng kali máurối loạn nhịp tim là các triệu chứng phổ biến.

Ngộ độc digoxin mãn tính thường xảy ra ở người già, là kết quả của việc giảm độ thanh thải digoxin, do suy giảm chức năng thận hoặc tương tác thuốc. Buồn nôn, mệt mỏi và suy nhược là những dấu hiệu phổ biến của ngộ độc digoxin mãn tính.

Ngộ độc digoxin cấp tính có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa như chán ăn, buồn nôn, nôn và đau bụng. Những thay đổi về thị lực, kể cả sự thay đổi khả năng nhìn màu sắc đã được ghi nhận. Tăng kali máu thường được theo dõi và tiên lượng. Ngược lại, nhiễm độc mãn tính, có sự khởi đầu các triệu chứng ngấm ngầm hơn. Các triệu chứng đường tiêu hóa có thể ít rõ rệt hơn so với nhiễm độc cấp tính. Biểu hiện thần kinh như thờ ơ, mệt mỏi, lú lẫn và yếu là rất phổ biến. Tăng kali máu hoặc hạ kali máu cũng có thể được nhận thấy.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn hoặc người thân của bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra nhiễm độc digoxin?

Ở những người trẻ, ngộ độc digoxin là do quá liều cấp tính. Trong khi ở người già, tình trạng này là do khả năng thanh lọc digoxin giảm đi.

Digoxin thường được sử dụng để điều trị rung nhĩ, đặc biệt khi đi kèm với suy tim sung huyết. Các glycosid trợ tim, bao gồm digoxin, ức chế natri-kali-ATPase, dẫn đến tăng natri trong tế bào và tăng kali ngoại bào. Tăng natri trong tế bào cuối cùng dẫn đến tăng canxi trong tế bào và tăng co thắt cơ tim. Canxi nội bào tăng quá mức có thể dẫn đến trì hoãn khử cực gây ra co thắt sớm và rối loạn nhịp tim.

Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiễm độc digoxin?

Việc chẩn đoán nhiễm độc digoxin chủ yếu là chẩn đoán lâm sàng dựa trên các triệu chứng, cũng như điện tâm đồ và mức độ kali. Nồng độ digoxin có thể xác định được nhưng không phải là cơ sở duy nhất để xác định ngộ độc digoxin.

Do chỉ số điều trị hạn hẹp của digoxin, bệnh nhân có thể bị ngộ độc digoxin ở nồng độ điều trị. Hơn nữa, nồng độ digoxin cao không có nghĩa là bạn ngộ độc digoxin.

Nhiều loại glycosid trợ tim khác nhau, bao gồm các loại cây (ví dụ, cây trúc đào, hoa huệ thung lũng…) có thể gây ngộ độc glycoside tim. Ở những bệnh nhân này, nồng độ digoxin phát hiện được có thể giúp xác định chẩn đoán, nhưng do xét nghiệm được thiết kế đặc biệt để đo digoxin, chuyển sang giá trị nồng độ tuyệt đối không giúp ích nhiều và nồng độ này chỉ có thể sử dụng để xác nhận có tiếp xúc hay không, không đánh giá mức độ phơi nhiễm.

Nồng độ digoxin bằng 0 có thể giúp phân biệt giữa các chất digoxin nội sinh, cũng như đo nồng độ digoxin lưu thông sau khi đã được điều trị giải độc.

Các chỉ số xét nghiệm bình thường

Nồng độ điều trị digoxin trong huyết thanh nên nằm trong khoảng 0,8-2,0 mg/ml.

Nồng độ kali bình thường trong huyết thanh 3,5-5 mEq/l.

Các xét nghiệm xác định

Nồng độ digoxin trong huyết thanh có thể xác định bệnh nhân có tiếp xúc với digoxin. Hãy ghi nhớ rằng nồng độ digoxin cao không có nghĩa là bạn bị ngộ độc digoxin. Tương tự như vậy, một bệnh nhân có thể bị ngộ độc từ một glycoside trợ tim trong khi sử dụng digoxin với liều điều trị.

Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiễm độc digoxin?

Khi bị nhiễm độc, bạn cần ngừng sử dụng digoxin ngay lập tức. Loạn nhịp tim cần được điều trị theo phác đồ hồi sức tim tích cực (ACLS). Với trường hợp truyền canxi tĩnh mạch ngoại lệ có thể gây tử vong vì làm tăng hiệu lực của digoxin như đã mô tả ở trên. Truyền dịch tĩnh mạch giúp hạ huyết áp. Nếu xuất hiện huyết động giảm hoặc các biểu hiện loạn nhịp tim nghiêm trọng do ngộ độc digoxin, bác sĩ có thể dùng phương pháp điều trị kháng thể kháng digoxin đặc hiệu (Fab).

Các dấu hiệu để sử dụng Fab bao gồm:

  • Rối loạn nhịp tim đe dọa tính mạng bao gồm loạn nhịp thất (nhịp nhanh trên thất/rung thất), vô tâm thu, block nhĩ thất cao độ hoặc hoàn toàn, triệu chứng nhịp tim chậm khác
  • Có dấu hiệu của rối loạn chức năng cơ quan đích (suy thận, sốc gan, tình trạng thần kinh thay đổi)
  • Tăng kali máu đáng kể (huyết thanh kali> 5,5 mmol/l).

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý nhiễm độc digoxin?

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Digoxin overdose, Cardiac glycoside toxicity, digoxin toxicity, digoxin poisoning http://www.cancertherapyadvisor.com/critical-care-medicine/digoxin-overdose-cardiac-glycoside-toxicity-digoxin-toxicity-digoxin-poisoning/article/586494/ Ngày truy cập 11/04/2018

Digoxin Toxicity Topic Review https://www.healio.com/cardiology/learn-the-heart/cardiology-review/topic-reviews/digoxin-toxicity Ngày truy cập 11/04/2018

Digoxin Toxicity https://lifeinthefastlane.com/ccc/digoxin-toxicity/ Ngày truy cập 11/04/2018

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Người bị trĩ nhẹ có tự khỏi được không?

Chăm sóc bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối cần lưu ý gì?


Tác giả:

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo