backup og meta

Giải đáp thắc mắc: Ngộ độc thực phẩm có nên uống nước đường không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 24/08/2023

Giải đáp thắc mắc: Ngộ độc thực phẩm có nên uống nước đường không?

Một trong những biện pháp thải độc khi bị ngộ độc thực phẩm là bổ sung chất lỏng, bù nước cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải loại nước nào cũng đem lại công dụng hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm. Vậy, ngộ độc thực phẩm nên uống gì? Ngộ độc thực phẩm có nên uống nước đường để thải độc hay không?

Tình trạng ngộ độc thực phẩm thường xảy ra khi người bệnh dùng thực phẩm hoặc nguồn nước có chứa tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, chất độ, nấm mốc). Trong nhiều trường hợp, người bị ngộ độc thực phẩm có thể được điều trị tại nhà bằng cách đào thải độc tố và chăm sóc sức khỏe đúng cách. Để biết ngộ độc thực phẩm có nên uống nước đường không và bị ngộ độc thực phẩm nên uống gì để thải độc, mời bạn tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi.

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Trước khi biết được ngộ độc thực phẩm có nên uống nước đường không và ngộ độc thực phẩm nên uống gì, cùng điểm qua một số dấu hiệu ngộ độc thực phẩm để có thể chăm sóc và điều trị kịp thời. 

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm ở mỗi người có thể khác nhau tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh. Một số người có thể có những triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ, trong khi số khác lại có những biểu hiện của tình trạng ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng. 

Một số triệu chứng ngộ độc thực phẩm điển hình là:

  • Tiêu chảy, tiêu chảy phân có máu
  • Đau dạ dày hoặc chuột rút dạ dày
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Sốt từ 38 độ C trở lên
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu, đau nhức cơ thể
  • Ớn lạnh.

Các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm thường bắt đầu xuất hiện trong vòng vài giờ đến vài ngày sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm và kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày tùy thuộc tác nhân gây ngộ độc, cơ địa của mỗi người. 

Giải đáp: Ngộ độc thực phẩm có nên uống nước đường để thải độc không?

ngộ độc thực phẩm có nên uống nước đường

Người bị ngộ độc uống nước gì hay ngộ độc thực phẩm có nên uống nước đường để giải độc không? Theo các chuyên gia sức khỏe, nguyên tắc hàng đầu khi điều trị ngộ độc thực phẩm là cần bù nước, bù khoáng để phòng ngừa tình trạng cơ thể bị mất nước do nôn mửa, tiêu chảy. Tuy nhiên, không phải bất kỳ loại nước nào cũng phù hợp đối với người bị ngộ độc thực phẩm. Vậy, ngộ độc thực phẩm có nên uống nước đường không? Nếu bạn đang đi tìm câu trả lời cho thắc mắc này, hãy đọc tiếp những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được dưới đây.

Khi bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh cần được bổ sung nước lọc, nước điện giải, nước khoáng thông thường. Cần tuyệt đối tránh xa các loại nước ngọt có ga, thức uống có cồn và những loại nước giải khát chứa nhiều thành phần hóa học không tốt cho sức khỏe. Vậy, nước đường tự pha chỉ bao gồm nước lọc và đường trắng thì khi bị ngộ độc thực phẩm có nên uống nước đường không?

Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu cho biết ngộ độc thực phẩm có nên uống nước đường hay không. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng, người bị ngộ độc thực phẩm nên hạn chế ăn uống thực phẩm chứa nhiều đường. Khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn chỉ nên ăn uống nhạt, dễ tiêu hóa. Do đó, câu trả lời cho vấn đề “Ngộ độc thực phẩm có nên uống nước đường không?” là “Không nên”.

Vì sao người bị ngộ độc thực phẩm không nên uống nước đường?

ngộ độc thực phẩm có nên uống nước đường

Như đã nói, lời đáp cho thắc mắc “Ngộ độc thực phẩm có nên uống nước đường không?” là “Không nên”. Vậy, vì sao nước đường lại không phù hợp với người bị ngộ độc thực phẩm? Có rất nhiều lý giải cho lập luận này:

  • Nước đường (thường được pha bằng nước lọc và đường kính hoặc đường mía thô, đường cát trắng, đường cát vàng, đường phèn, đường thốt nốt, đường nâu…) chứa đường đa, khi đi vào cơ thể sẽ bị thủy phân thành đường glucose và đường fructose, gây sức ép cho dạ dày đang bị tổn thương do ngộ độc thực phẩm.
  • Việc ăn uống quá nhiều đường có thể làm trầm trọng hơn tình trạng viêm do ngộ độc thực phẩm trong cơ thể.
  • Việc bổ sung một lượng vừa đủ đường để cung cấp năng lượng cho người bị ngộ độc thực phẩm là cần thiết, nhưng chúng ta khó có thể xác định được lượng đường phù hợp để hỗ trợ điều trị. Trường hợp dùng quá nhiều đường thì tình trạng ngộ độc thực phẩm có thể trở nên trầm trọng hơn.

Đến đây, một số người lại thắc mắc, vì sao dung dịch Oresol – một loại thuốc chứa nước, glucose, kali clorid, natri citrat…) lại được khuyên dùng để bù nước và bù khoáng cho người bị ngộ độc thực phẩm? Câu trả lời là vì dung dịch Oresol chứa hỗn hợp cân bằng glucose và các chất điện giải, được nghiên cứu sao cho lượng đường glucose được hấp thu tích cực ở ruột khi cho người bệnh uống đúng liều lượng chỉ định. Do đó, dung dịch Oresol vừa giúp bù nước vừa cung cấp năng lượng cho người bệnh.

Ngộ độc thực phẩm nên uống gì?

ngộ độc thực phẩm có nên uống nước đường

Như vậy là bạn đã biết được câu trả lời cho thắc mắc ngộ độc thực phẩm có nên uống nước đường không. Tiếp theo đây, cùng Hello Bacsi đi tìm câu trả lời cho vấn đề ngộ độc thực phẩm nên uống gì để nhanh hồi phục. 

Khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn cần bù nước và chất điện giải bị mất để ngăn ngừa tình trạng mất nước hoặc điều trị tình trạng mất nước nhẹ. Việc ngậm đá viên hoặc uống từng ngụm nước lọc nhỏ là một sự khởi đầu tốt. Sau đó, bạn có thể bổ sung chất lỏng bằng các loại nước sau:

  • Nước lọc – một trong những ưu tiên hàng đầu
  • Nước khoáng
  • Dung dịch điện giải
  • Nước dừa tươi
  • Nước soda không chứa caffeine
  • Nước luộc rau, nước canh
  • Nước súp gà không chứa chất béo…

Nước uống thể thao có thể được sử dụng như một liệu pháp thay thế. Tuy nhiên, nước uống thể thao chứa nhiều đường và ít muối hơn mức người bệnh cần nên cần cẩn trọng khi dùng. Theo chia sẻ của một số chuyên gia, nước uống thể thao nếu dùng không đúng liều lượng có thể làm nặng thêm tình trạng đầy hơi và tiêu chảy kéo dài.

Ngoài ra, bạn cũng có thể hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm tại nhà theo kinh nghiệm dân gian bằng một số thức uống tự nhiên như:

  • Nước gừng: Cho 15g gừng tươi với 15g hành sống vào ấm và sắc lấy nước uống. Đơn giản hơn, bạn có thể pha trà gừng hoặc nước gừng ấm để uống khi bị ngộ độc thực phẩm, giúp giảm buồn nôn kéo dài, hạn chế mất nước.
  • Nước chanh mật ong: Chanh pha mật ong không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng mà còn giúp giảm nhanh các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
  • Nước giấm táo: Giấm táo có tác dụng kháng khuẩn, bạn chỉ cần pha 2 muỗng giấm táo trong 1 cốc nước và uống trong ngày để thải độc tố ra khỏi cơ thể.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được ngộ độc thực phẩm có nên uống nước đường không và ngộ độc thực phẩm nên uống gì để thải độc giúp nhanh giảm nhẹ triệu chứng. 

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Food Poisoning Symptoms | CDC https://www.cdc.gov/foodsafety/symptoms.html Ngày truy cập: 10/01/2023

Food poisoning – Symptoms and causes – Mayo Clinic https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/food-poisoning/symptoms-causes/syc-20356230 Ngày truy cập: 10/01/2023

Food poisoning – NHS https://www.nhs.uk/conditions/food-poisoning/ Ngày truy cập: 10/01/2023

Food Poisoning (Foodborne Illness): Symptoms, Signs, Treatment https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21167-food-poisoning Ngày truy cập: 10/01/2023

Treatment for Food Poisoning | NIDDK https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/food-poisoning/treatment Ngày truy cập: 10/01/2023

What To Eat and Drink After Food Poisoning – GoodRx https://www.goodrx.com/conditions/food-poisoning/what-to-eat-drink-after-food-poisoning Ngày truy cập: 10/01/2023

What to Eat After Food Poisoning? https://www.heritageucpc.com/what-to-eat-after-food-poisoning/ Ngày truy cập: 10/01/2023

Phiên bản hiện tại

24/08/2023

Tác giả: Minh Châu Văn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan

Bài viết này có hữu ích với bạn?


Bài viết liên quan

[Giải đáp]: Ngộ độc thực phẩm là gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị hiệu quả

Ngộ độc thực phẩm ở trẻ em bao lâu thì khỏi? Cách giúp bé mau hết bệnh