4. Tránh cho ăn một số thực phẩm gây khó chịu cho dạ dày
Vì dạ dày sau khi bị ngộ độc thực phẩm còn rất yếu nên bạn cần tránh cho người bệnh ăn uống những thực phẩm, đồ uống gây khó chịu cho dạ dày như sữa, đồ uống có ga/caffein, rượu bia, thức ăn cay, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị…
5. Để bệnh nhân được nghỉ ngơi và đảm bảo vệ sinh

Bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm cần được nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh. Bên cạnh đó, bạn cần hỗ trợ người bệnh vệ sinh sạch sẽ răng miệng, thân thể, quần áo để tránh lây nhiễm cho những người khác trong gia đình. Không những vậy, bạn cũng cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trong những trường hợp như trước khi nấu ăn, trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi chăm sóc bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan.
6. Lưu ý theo dõi bệnh nhân tại nhà
Song song với những cách chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm kể trên, bạn cũng cần lưu ý đến việc theo dõi chặt chẽ bệnh nhân, bao gồm việc theo dõi nhiệt độ cơ thể người bệnh, huyết áp, số lần nôn/đi ngoài, tính chất dịch nôn/phân… Nếu nhận thấy người bệnh yếu ớt, nhịp tim bất thường hoăc có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng như mắt trũng, da khô nhăn nheo, tiểu ít… thì cần nhanh chóng đưa đi cấp cứu.
Trường hợp nào người bị ngộ độc thực phẩm cần đến bệnh viện?

Mặc dù những cách chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm tại nhà có thể giúp ích đối với hầu hết bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị mất nước nghiêm trọng thì việc bù nước thông thường là không đủ mà cần được truyền qua tĩnh mạch hoặc dùng thuốc kháng sinh để trị tiêu chảy. Vì vậy, người bệnh cần được nhập viện khi có những dấu hiệu mất nước nghiêm trọng sau:
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!