backup og meta

Hội chứng mallory weiss

Hội chứng mallory weiss

Tìm hiểu chung

Hội chứng mallory weiss là gì?

Hội chứng mallory weiss là vết rách ở lớp niêm mạc của thực quản. Tình trạng thường xảy ra ở nơi giao giữa thực quản và dạ dày. Rách niêm mạc tâm vị là bệnh không lây truyền cho người khác và thường tự khỏi trong khoảng 10 ngày mà không cần các điều trị đặc biệt nào.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng hội chứng mallory weiss là gì?

Bệnh thường xuất hiện những triệu chứng như:

  • Buồn nôn, nôn mửa dữ dội hoặc nôn ra máu;
  • Phân có lẫn máu;
  • Đau bụng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn xuất hiện những triệu chứng trên.  Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây hội chứng mallory weiss là gì?

Các nguyên nhân thông thường gây hội chứng mallory weiss gồm:

  • Nôn dữ dội và kéo dài làm cho cơ vòng thực quản trên không được nghỉ ngơi.
  • Ho kéo dài;
  • Chấn thương ở ngực hoặc bụng;
  • Bị viêm dạ dày.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải hội chứng mallory weiss?

Tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên, hội chứng mallory weiss phổ biến ở nam giới hơn nữ giới và hầu hết những người uống nhiều rượu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng mallory weiss?

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc hội chứng mallory weiss bao gồm:

  • Nghiện rượu trong thời gian dài;
  • Ho hoặc ngáy nặng;
  • Mắc chứng cuồng ăn (bulimia);
  • Từng phẫu thuật tái tạo tim hoặc phổi.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng mallory weiss?

Để chẩn đoán hội chứng mallory weiss, bác sĩ sẽ tiến hành những phương pháp sau:

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng mallory weiss?

Hội chứng mallory weiss thường tự lành mà không cần điều trị gì nhiều. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau bao gồm:

  • Truyền dịch tĩnh mạch nếu bị tụt huyết áp do xuất huyết nhiều;
  • Truyền máu hoặc phẫu thuật để ngăn tình trạng xuất huyết;
  • Kê đơn các thuốc ức chế axit dạ dày như thuốc chặn H2, thuốc ức chế bơm proton.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng mallory weiss?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến hội chứng mallory weiss:

  • Ngưng uống rượu hoặc các chất có cồn;
  • Khi đang được chẩn đoán tại bệnh viện, bạn không nên ăn bất kỳ thứ gì cho đến khi tìm ra nguyên nhân xuất huyết và tình trạng xuất huyết ngưng lại.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản tải về

Mallory-Weiss Tear https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000269.htm. Ngày truy cập 30/07/2015

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Giang Lê

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Chăm sóc bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối cần lưu ý gì?

Mối quan hệ giữa bệnh hen suyễn và trào ngược dạ dày thực quản


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo