backup og meta

Hội chứng chuyển hóa

Hội chứng chuyển hóa

Định nghĩa

Hội chứng chuyển hóa là gì?

Hội chứng chuyển hoá là tên một nhóm bệnh xảy ra đồng thời và có khả năng dẫn đến bệnh động mạch vành, đột quỵ hoặc tiểu đường tuýp 2. Các nhóm bệnh liên quan đến hội chứng này đó là cao huyết áp, tăng đường huyết, mỡ bụng dư thừa và lượng cholesterol trong máu cao bất thường. Nếu mắc phải hội chứng này hoặc một trong các loại bệnh kể trên, bạn nên quan tâm đến sức khỏe của mình hơn, thay đổi lối sống hoặc tham khảo các phương pháp điều trị từ bác sĩ để hạn chế khả năng mắc các bệnh khác. Hội chứng chuyển hóa không phải bệnh truyền nhiễm.

Những ai thường mắc phải hội chứng chuyển hóa?

Bệnh nhân của tình trạng này thường là người trung niên và người già. Tuy nhiên, trẻ em và thanh niên vẫn có nguy cơ bị hội chứng. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng chuyển hóa là gì?

Xét nghiệm máu có phải là cách phát hiện ung thư phổi?

Người bệnh thường không có triệu chứng nhất định do các bệnh của hội chứng này như cao huyết áp, đường huyết cao và cholesterol trong máu cao không có triệu chứng rõ ràng. Do đó, bạn cần thường xuyên khám tổng quát, xét nghiệm máu hoặc đo huyết áp để sớm xác định mình có mắc phải bệnh nào trong nhóm bệnh kể trên không.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên gặp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để nhận lời khuyên về chế độ ăn kiêng hoặc luyện tập nếu bạn:

  • Bị cao huyết áp.

Nếu bạn muốn biết về lượng choresterol trong máu, HDL (cholesterol tốt), LDL (cholesterol xấu) và triglyceride, bạn có thể đi xét nghiệm ở các trung tâm xét nghiệm hoặc bệnh viện.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra hội chứng chuyển hóa là gì?

chữa bệnh béo phì

Các nguyên nhân có thể gây ra hội chứng chuyển hóa bao gồm béo phì và ít vận động.

Hội chứng chuyển hóa có liên quan đến một tình trạng gọi là kháng insulin. Insulin là một hormone được sản xuất bởi tuyến tụy. Insulin quan trọng cho việc vận chuyển và lưu trữ glucose trong tế bào, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và có vai trò trong chuyển hóa lipid.

Ở những người có sức đề kháng insulin, các tế bào không đáp ứng bình thường với insulin, do đó glucose không được chuyển hóa một cách dễ dàng. Kết quả là, nồng độ đường trong máu tăng do cơ thể của bạn không thể tạo ra đủ insulin để giữ đường huyết ở mức bình thường. Sau cùng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường và hội chứng chuyển hóa.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa?

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc hội chứng này bao gồm:

  • Tuổi: 40% những người sau 60 tuổi có nguy cơ bị hội chứng.
  • Tiểu đường: nguy cơ tăng cao nếu bị tiểu đường thai kỳ hoặc tiền căn gia đình bị tiểu đường tuýp 2.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng chuyển hóa?

cách đi bộ nhanh

Phương pháp điều trị tình trạng này cần nỗ lực và kiên trì của chính bạn. Bác sĩ và người thân sẽ hỗ trợ bạn. Những thay đổi cần thiết bao gồm:

  • Giảm cân.
  • Thay đổi chế độ ăn để làm giảm lượng cholesterol bao gồm sử dụng chất béo chưa bão hòa thay vì chất béo bão hòa.
  • Dùng ít muối.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày, đi bộ nhanh trong 30 phút hoặc chạy bộ 15 phút có thể đưa đến những tác động có lợi cho sức khỏe.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng chuyển hóa?

Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu hoặc đo huyết áp để chẩn đoán bạn có bị hội chứng chuyển hóa hay không. Bạn sẽ có thể mắc phải hội chứng này nếu bác sĩ nhận thấy có sự kết hợp của các yếu tố nguy cơ như:

  • Quá nhiều mỡ ở vùng eo (bụng), vòng eo ở nam hơn 102cm, vòng eo nữ hơn 80cm.
  • Lượng trilyceride trong máu cao (trên 150mg/dl).
  • Lượng HDL thấp: lượng HDL này thấp hơn 40mg/dl ở nam và 50mg/dl ở nữ.
  • Huyết áp cao (trên 130/85 mmHg) và đường huyết cao (trên 100 mg/dl).

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế diễn tiến của hội chứng chuyển hóa?

Bạn có thể kiểm soát hội chứng này bằng cách

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
  • Giảm cân và tập thể dục thường xuyên. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn kiêng cũng như bài tập phù hợp với sức khỏe của bạn.
  • Thường xuyên đo huyết áp và làm xét nghiệm máu để theo dõi đường huyết.
  • Tập thể dục.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hellobacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản in. Trang 211

Metabolic symdrome http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/metabolic-syndrome/basics/definition/con-20027243. Ngày truy cập 30/07/2015

Metabolic symdrome https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/007290.htm. Ngày truy cập 30/07/2015

Phiên bản hiện tại

12/05/2020

Tác giả: Giang Lê

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Các tác dụng phụ của thuốc NSAIDs trên đường tiêu hoá trong điều trị viêm khớp

4 loại rối loạn chuyển hóa thường gặp ở trẻ nhỏ


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 12/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo