Nếu các mảng xơ vữa làm hẹp lòng động mạch bị vỡ, bong tróc ra và di chuyển đi xa, tiểu cầu được kích hoạt và cục máu đông có thể được hình thành nhanh chóng. Tình trạng này sẽ làm giảm hoặc ngăn chặn hoàn toàn lưu lượng máu đến tim, gây thiếu máu cơ tim. Khi lượng máu cung cấp đến tim chưa được hồi phục, vùng cơ tim bị thiếu máu sẽ diễn tiến đến hoại tử thật sự, trở thành nhồi máu cơ tim. Nếu tắc nghẽn tại vị trị gốc của động mạch vành, lưu lượng máu đến tim bị chặn hoàn toàn, tim mất khả năng co bóp, người bệnh sẽ có nguy cơ bị đột tử rất cao. Các biểu hiện thường gặp của nhồi máu cơ tim là khó thở, hụt hơi, đau tức ngực, nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, tay chân bủn rủn…
Đột tử
Nếu động mạch vành cung cấp máu nuôi tim bị tắc nghẽn nghiêm trọng và không được điều trị ngay lập tức có thể gây ra biến cố đột tử. Đột tử rất hiếm khi xảy ra nhưng trước khi xuất hiện sẽ có các dấu hiệu như đau thắt ngực hay nhồi máu cơ tim lan tỏa.
Các bệnh lý liên quan đến động mạch vành khác
Quá trình tích tụ của mảng bám xơ vữa trong động mạch vành cũng có cùng cơ chế và có thể ảnh hưởng tới tất cả các động mạch khác trong cơ thể, đặc biệt là các động mạch cảnh ở cổ, động mạch não cung cấp máu cho não bộ. Theo đó, mảng xơ vữa gây tắc nghẽn các động mạch này có thể gây đột quỵ nhồi máu não. Không những thế, mảng bám xơ vữa động mạch ở những nơi khác có thể gây:
- Cản trở lưu lượng máu mà động mạch cung cấp đến tay, chân hoặc các cơ quan quan trọng khác, gây bệnh lý động mạch ngoại biên, bệnh động mạch thận…
- Tạo các mảng bám xơ vữa có nguy cơ bong tróc, gây tắc nghẽn cao như tại động mạch chủ ở ngực, bụng hoặc động mạch não – những động mạch quan trọng nhất trong cơ thể.
Phòng ngừa các biến chứng bệnh động mạch vành
Việc chủ động phòng ngừa và kiểm soát bệnh cũng có ảnh hưởng tích cực đến việc bệnh động mạch vành có trở nên nguy hiểm hay không. Bạn sẽ có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ: Người bệnh cần cố gắng uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ cũng như thực hiện đúng các hướng dẫn khác nhằm giảm thiểu biến chứng bệnh mạch vành. Đặc biệt lưu ý tái khám định kỳ đúng hẹn.
- Thay đổi lối sống: Duy trì cân nặng khỏe mạnh, tránh dư cân – béo phì, không hút thuốc lá, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát căng thẳng và kiểm soát các tình trạng có thể dẫn đến thiếu máu cơ tim cục bộ như huyết áp cao, nồng độ cholesterol cao trong máu, đái tháo đường…
- Xây dựng chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe tim mạch: Ăn nhiều trái cây và rau xanh, hạn chế thực phẩm chứa cholesterol xấu, rượu bia và tránh ăn nhiều muối.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Bệnh động mạch vành có nguy hiểm không?” cũng như cách ngăn ngừa và kiểm soát tình trạng này hiệu quả hơn. Ngoài ra, nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, làm các cận lâm sàng cần thiết nhằm sớm phát hiện và điều trị kịp thời, tránh để những biến chứng bệnh mạch vành tại tim gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!