
Bên cạnh trà xanh, một số các loại thực phẩm giàu flavonoid khác có thể kể đến bao gồm: tỏi, hành tây, hay một số loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc như: nam việt quất, dâu tây, việt quất, bông cải xanh, táo, cần tây, cà rốt và đậu Hà Lan…
Hãy uống 250ml trà xanh hoặc nước ép nam việt quất mỗi ngày. Thói quen này có thể làm giảm nguy cơ vi khuẩn H. pylori phát triển quá mức trong dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa bệnh viêm loét dạ dày gây nên những biến chứng nguy hiểm.
3/ Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Viêm loét dạ dày nên ăn gì? Nhiều loại trái cây chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp giảm nguy cơ loét dạ dày và giảm các triệu chứng khi vết loét đã phát triển. Chất chống oxy hóa có khả năng loại bỏ vi khuẩn H. pylori, chống lại các gốc tự do gây hại hình thành trong cơ thể và ngăn ngừa các biến chứng của viêm loét dạ dày.

Chất chống oxy hóa phổ biến và cần thiết nhất cho cơ thể phải kể đến là vitamin C. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung vitamin C với một liều lượng hợp lý trong thời gian dài có thể cải thiện tình trạng loét dạ dày. Một số thực phẩm giàu vitamin C tốt cho dạ dày mà bạn nên bổ sung như dâu tây, kiwi, bông cải xanh và khoai tây.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!