Theo đó, FODMAP là khái niệm chỉ các carbohydrate chuỗi ngắn được hấp thu kém qua đường tiêu hóa. Thực phẩm chứa FODMAP khiến đường ruột khó hấp thụ, gây ra đầy hơi, chướng bụng, có thể đi kèm tiêu chảy hoặc táo bón.
Các loại rau củ FODMAP thấp bao gồm: Cà chua, bí đao, cải thìa, bắp cải, cải xoăn, cải bó xôi khoai lang, khoai tây, ớt chuông… Có nhiều cách để chế biến các thực phẩm này. Tuy nhiên, người bệnh nên nấu chín trước khi ăn thay vì ăn sống.
5. Các loại trái cây FODMAP thấp
Giống như rau củ, trong trái cây cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho đường ruột. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên ăn các loại trái cây FODMAP thấp, đồng thời không ăn quá nhiều trong một lần. Việc ăn quá nhiều trái cây sẽ làm cơ thể bạn quá tải và dẫn đến đầy hơi.
Các loại trái cây người bệnh nên ăn bao gồm:
- Chuối
- Quả việt quất
- Dưa lưới
- Nho
- Kiwi
- Chanh
- Cam quýt
- Đu đủ
- Quả dứa
- Dâu
- Bưởi
6. Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Quả hạch là một gợi ý
Quả hạch là nguồn cung cấp chất xơ, protein và các axit béo omega-3 rất tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, chúng còn chứa chất béo không bão hòa giúp giảm cholesterol, phòng ngừa các bệnh lý tim mạch. Các nghiên cứu cũng cho rằng loại chất béo này tốt cho đường ruột và cải thiện các triệu chứng của IBS.

Một số loại quả hạch FODMAP thấp bao gồm:
- Hạnh nhân
- Quả hạch brazil
- Hạt phỉ
- Hạt mắc ca
- Quả hồ đào
- Hạt thông
- Quả óc chó
7. Các loại hạt
Trong tất cả các loại hạt, hạt chia và hạt lanh là hai loại đem đến nhiều lợi ích nhất cho người mắc IBS. Chúng cung cấp nguồn chất xơ và axit béo omega-3 dồi dào, giúp cải thiện triệu chứng táo bón, khó chịu, đầy hơi. Người bệnh có thể rắc chúng lên trên các món salad, bột yến mạch hoặc thêm chúng vào sinh tố để thưởng thức.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!