Bệnh trĩ (bệnh lòi dom) là hậu quả của việc tăng áp lực trong các tĩnh mạch hậu môn khiến cho các tĩnh mạch bị viêm và sưng lên, làm cho người bệnh khó chịu và đau đớn, đặc biệt khi ngồi.
Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Bệnh trĩ (bệnh lòi dom) là hậu quả của việc tăng áp lực trong các tĩnh mạch hậu môn khiến cho các tĩnh mạch bị viêm và sưng lên, làm cho người bệnh khó chịu và đau đớn, đặc biệt khi ngồi.
Bệnh trĩ bấy lâu đã trở thành cơn ác mộng của nhiều người. Những cơn đau và cảm giác khó chịu do trĩ gây ra không ít bất tiện trong sinh hoạt và làm việc.
Trong bài viết này, bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về bệnh trĩ, nguyên nhân và các cách điều trị bệnh nhé!
Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở phần thấp nhất của trực tràng và hậu môn bị viêm và sưng lên. Đôi khi thành mạch máu này giãn đến mức các tĩnh mạch phồng lên và bị đau rát, đặc biệt khi đại tiện.
Bệnh trĩ còn gọi là bệnh lòi dom. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu trực tràng. Bệnh hiếm khi gây nguy hiểm và thường có triệu chứng rõ ràng trong vài tuần. Tốt nhất là bạn nên khám bác sĩ để đảm bảo rằng bệnh không tiến triển nghiêm trọng hơn. Đồng thời bác sĩ cũng có thể giúp bạn loại bỏ những búi trĩ.
Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh trĩ bao gồm:
Mặc dù bệnh trĩ đem lại cảm giác khá đau đớn nhưng chúng không đe dọa mạng sống và thường tự khỏi mà không cần điều trị. Nếu bị bệnh này thường xuyên, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng thiếu máu như suy nhược và da nhợt nhạt do mất máu, mặc dù triệu chứng này khá hiếm.
Một số người có thể dễ mắc bệnh trĩ nếu các thành viên khác trong gia đình như cha mẹ đã từng mắc bệnh này.
Sự tích tụ áp lực trong trực tràng dưới có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu, làm cho các tĩnh mạch bị viêm và sưng. Cân nặng, béo phì hay mang thai cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như:
Những người đứng hoặc ngồi trong một khoảng thời gian dài cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Bạn có thể bị trĩ khi bạn đang mắc chứng táo bón hoặc tiêu chảy không rõ nguyên nhân. Ho, nhảy mũi và nôn có thể khiến bệnh tình tồi tệ hơn.
Có một số nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ, bao gồm di truyền. Bệnh trĩ có thể di truyền từ cha mẹ sang con, do đó, nếu cha mẹ mắc bệnh trĩ, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh trĩ. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như:
Bạn có thể điều trị bệnh trĩ tại nhà hoặc tại phòng mạch.
Để giảm đau, bạn hãy ngâm mình trong bồn nước nóng ít nhất 10 phút mỗi ngày. Bạn cũng có thể ngồi trên một chai nước ấm để giảm bớt cơn đau khi bị bệnh nặng. Nếu đau không chịu nổi, bạn có thể dùng thuốc ngủ, thuốc mỡ không cần kê toa để giảm ngứa và đau.
Nếu bị táo bón, bạn cũng có thể sử dụng thực phẩm bổ sung chất xơ để giúp làm mềm phân. Hai thực phẩm bổ sung chất xơ phổ biến là psyllium và methylcellulose.
Bạn có thể điều trị tại nhà bằng cách sử dụng các loại thuốc không cần kê toa, chẳng hạn như kem hydrocortisone hoặc hemorrhoid để giảm khó chịu. Ngâm mình trong bồn tắm 10 đến 15 phút mỗi ngày cũng có thể giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh.
Bạn nên giữ gìn vệ sinh tốt bằng cách làm sạch hậu môn bằng nước ấm trong khi tắm hoặc sau khi đại tiện. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng xà phòng vì chúng có thể làm bệnh trĩ nặng thêm. Ngoài ra, bạn nên tránh sử dụng giấy vệ sinh khô để lau sau khi đi vệ sinh.
Các loại thuốc giảm đau như acetaminophen, ibuprofen hoặc aspirin cũng có thể giúp bạn giảm đau và khó chịu.
Nếu các biện pháp điều trị tại nhà không giúp cải thiện bệnh trĩ, bác sĩ có thể đề nghị bạn thắt búi trĩ. Nếu bạn không phù hợp với liệu pháp này, bác sĩ có thể cho bạn tiêm, hoặc chích xơ tĩnh mạch. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ tiêm một chất hóa học trực tiếp vào mạch máu.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh trĩ là giữ cho phân mềm để có thể dễ dàng đi tiêu. Nhằm ngăn ngừa bệnh trĩ và giảm các triệu chứng của bệnh, bạn có thể làm theo những lời khuyên sau:
Đừng để cơn đau do trĩ hành hạ bạn và người thân trong gia đình. Hãy xây dựng cho mình và người thân một chế độ ăn uống giàu chất xơ, một lối sống và sinh hoạt phù hợp để tránh xa căn bệnh này, để trĩ không còn là nỗi ám ảnh đối với gia đình bạn nữa.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Hemorrhoids http://www.healthline.com/health/hemorrhoids#outlook9 Ngày truy cập 28/6/2017
What Are Hemorrhoids? http://www.webmd.com/digestive-disorders/understanding-hemorrhoids-basics#1 Ngày truy cập 28/6/2017
Hemorrhoids http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/symptoms-causes/dxc-20249175 Ngày truy cập 28/6/2017
Bình luận
Bình luận ngay
Đóng góp ý kiến của bạn cho Hello Bacsi
Đăng ký hoặc Đăng nhập để bình luận ngay!