Việc tiêu thụ cà phê cũng đã được chứng minh là làm thư giãn cơ vòng thực quản khiến nó không thể đảm trách được vai trò ngăn cách dạ dày và thực quản. Đó là lý do giải thích vì sao nhiều người bệnh thường than phiền họ bị tăng ợ nóng sau khi dùng cà phê.
Khi bàn đến loại thức uống này thì không thể không nhắc đến caffeine, nhưng lưu ý rằng chất này không phải là tác nhân duy nhất trong cà phê khiến bạn bị ợ nóng. Trong một thử nghiệm so sánh giữa cà phê bình thường và loại đã tách caffeine, tỷ lệ người gặp chứng trào ngược vẫn tương đương nhau ở cả hai nhóm đối tượng sử dụng. Điều này cho thấy các thành phần khác trong cà phê góp phần vào hiệu ứng trào ngược.
Vì vậy, để chống lại tình trạng trào ngược dạ dày, bạn không nên sử dụng quá nhiều cà phê. Đặc biệt không nên dùng loại thức uống này khi bụng rỗng vì có thể gây loét dạ dày. Hai thời điểm khác trong ngày mà bạn cần tránh tiêu thụ loại thức uống này là buổi tối và trước lúc đi ngủ.
6. Tránh ăn hành tây sống
Với những người mắc bệnh trào ngược thì hành tây nên được liệt vào danh sách đen những món không nên sử dụng. Bởi lẽ, hành tây sống làm giảm áp lực cơ vòng thực quản, cơ chống lại chứng trào ngược dạ dày. Ngoài ra, nó còn có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản khiến cho tình trạng ợ nóng tồi tệ hơn. Vì vậy, người bệnh nên cân nhắc sử dụng loại thực phẩm này nhé!
7. Nhai kẹo cao su

Khi bị trào ngược, mục tiêu cần giải quyết là phải giảm lượng axit. Việc nhai kẹo cao su sản sinh ra nhiều nước bọt có thể giúp trung hòa axit. Nhiều bằng chứng cho thấy nhai kẹo cao su trong 30 phút sau khi ăn sẽ giảm chứng ợ nóng, cũng như chống lại cơn trào ngược dạ dày.
Tuy nhiên, không phải loại kẹo nào cũng sẽ cho lợi ích như vậy. Bạn nên sử dụng kẹo cao su không có vị bạc hà, bởi lẽ thành phần này kích thích tăng tiết axit hơn nữa. Cũng cần chú ý chọn loại kẹo không có đường để tránh làm hỏng men và tăng nguy cơ sâu răng.
8. Hạn chế thức uống có ga
Những bệnh nhân bị GERD đôi khi được khuyên hạn chế dùng đồ uống có ga. Lý do: loại thức uống này làm cho dạ dày bị giãn nở, đồng thời tạo áp lực lên cơ vòng đẩy axit dịch vị và các chất chứa trong dạ dày trở lại thực quản.
Thêm vào đó, khí carbon dioxide trong đồ uống có ga khiến việc ợ hơi trở nên thường xuyên hơn, tác động này cũng góp phần làm lượng axit thoát vào thực quản tăng lên.
9. Đừng uống quá nhiều nước ép cam, chanh
Dường như độ axit của trái cây họ cam quýt không phải là yếu tố duy nhất góp phần tăng thêm tính nghiêm trọng của bệnh. Bằng chứng là nước cam có độ pH trung tính cũng gây nên tình trạng tương tự. Có thể giải thích rằng một số thành phần bên trong gây kích thích niêm mạc thực quản. Vì thế, bạn không nên uống quá nhiều nước ép từ những loại trái cây trên.
10. Sô cô la cũng là thứ nên cân nhắc
Một nghiên cứu nhỏ cho thấy khi tiêu thụ khoảng 120ml siro sô cô la sẽ làm suy yếu van thực quản. Hơn nữa, tiêu thụ các loại đồ uống chứa sô cô la còn kích thích tăng lượng axit dịch vị so với nhóm nghiên cứu không sử dụng. Tuy vậy, những kết luận trên vẫn chưa chắc chắn hoàn toàn nhưng “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bạn thực sự cần cẩn trọng khi sử dụng.
11. Nằm nghiêng sang trái

Tư thế ngủ này được khuyên nên áp dụng cho người mắc bệnh trào ngược. Khi nằm nghiêng sang trái, dạ dày và tuyến tụy được giữ ở vị trí tự nhiên thấp hơn thực quản giúp chống lại cơn trào ngược dạ dày hiệu quả.
Bên cạnh đó, tư thế này cũng mang lại một số lợi ích như giảm hiện tượng ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ cho bạn giấc ngủ ngon hơn.
12. Nâng cao đầu giường khi ngủ
Một số bệnh nhân gặp tình trạng trào ngược vào ban đêm, điều này gây gián đoạn và khiến họ rơi vào trạng thái khó ngủ.
Mẹo để chống lại cơn trào ngược dạ dày là nên kê cao đầu giường lên khoảng 15 cm, lúc này bạn sẽ khó bị trào ngược hơn nhờ trọng lực. Chú ý không nên gối đầu quá cao vì sẽ làm tăng áp lực lên bụng.
Trên đây là 12 cách chống trào ngược dạ dày mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp cùng việc tập luyện, cũng như thay đổi thói quen sinh hoạt để có hiệu quả cao hơn nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!