backup og meta

Liệu bạn đã biết rõ bệnh suy thận mạn là gì?

Liệu bạn đã biết rõ bệnh suy thận mạn là gì?

Suy thận mạn là tình trạng tổn thương thận kéo dài khiến thận bị suy giảm chức năng. Dù bệnh này ngày càng phổ biến nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu rõ về nó. Biết được nguyên nhân suy thận mạn là gì, nhận biết ra sao, những biến chứng nào có thể gặp phải sẽ giúp bạn chủ động điều trị và phòng ngừa bệnh tiến triển.

Suy thận cấp diễn ra trong thời gian ngắn, chỉ khoảng vài ngày và bệnh nhân có thể phục hồi chức năng thận sau khi được điều trị thích hợp. Trong khi đó, suy thận mạn là quá trình thận bị tổn thương kéo dài và không thể phục hồi chức năng. Khi chức năng thận giảm đến 90%, người bệnh bắt đầu bước vào suy thận giai đoạn cuối cần được chạy thận hoặc ghép thận.

Cùng Hello Bacsi tìm hiểu về bệnh suy thận mạn là gì, các cấp độ nguy hiểm của bệnh và cách phòng tránh bệnh hiệu quả.

Suy thận mạn là gì?

Suy thận mạn, hay còn gọi là bệnh thận mạn tính, là tình trạng chức năng thận giảm dưới mức bình thường kéo dài trong 3 tháng hoặc lâu hơn. Thận không thể loại bỏ chất thải và nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Điều này khiến các chất thải tồn đọng, gây hại cho các cơ quan bên trong cơ thể.

Bệnh thận mạn không quá nguy hiểm nếu được phát hiện ngay giai đoạn đầu. Tuy nhiên, các tổn thương thận lại xảy ra từ từ trong nhiều năm mà không gây các triệu chứng bất thường. Suy thận mãn tính thường chỉ được phát hiện khi đã nặng.

Các cấp độ của suy thận mạn là gì?

Theo Quỹ Thận Quốc gia Hoa Kỳ (NKF), bệnh thận được chia thành 5 giai đoạn dựa trên chỉ số tốc độ lọc cầu thận (GFR). Cụ thể các phân độ bệnh thận mạn như sau:

Các giai đoạn suy thận mạn là gì

Biến chứng phổ biến nhất của suy thận mạn là gì? 

Khi bị suy thận mạn, các phần còn lại của cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng. Điển hình nhất là thiếu máu, bệnh xương, bệnh tim, huyết áp cao, tăng kali máu, tăng canxi máu và phù.

Thực tế, đa phần người bệnh thận mạn giai đoạn cuối tử vong vì không có thận phù hợp để thay thế hoặc không được chạy thận do không có đủ kinh phí.  

Triệu chứng suy thận gồm những gì?

Trong giai đoạn đầu mắc bệnh, người bệnh có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Phát hiện sớm tình trạng bệnh giúp quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn. Do đó, bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ nhằm sớm tìm ra các bất thường về sức khỏe (nếu có).

Bạn có thể gặp phải một hoặc nhiều triệu chứng dưới đây khi suy thận mạn tiến triển:

  • Ngứa
  • Chuột rút cơ bắp
  • Buồn nôn và nôn
  • Không cảm thấy đói
  • Sưng phù ở bàn chân và mắt cá chân
  • Có quá nhiều hoặc quá ít nước tiểu
  • Khó thở
  • Khó ngủ
  • Mệt mỏi
  • Tiểu ra máu.

Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu suy thận mãn tính nào, hãy đi khám ngay.

Nguyên nhân gây suy thận mạn là gì?

Bệnh suy thận mạn là gì

Hiện nay, các bác sĩ đều cho rằng bệnh đái tháo đường (tuýp 1 và 2) cùng với huyết áp cao là hai nguyên nhân hàng đầu gây suy thận. Nguyên do là theo thời gian, lượng đường trong máu cao làm tổn thương những mạch máu nhỏ cấu tạo nên cầu thận, đồng thời khiến thận phải liên tục làm việc quá sức để lọc bỏ đường dư thừa. Bên cạnh đó, tình trạng huyết áp cao thường khiến các mạch máu bị tổn thương, bao gồm cả những mạch máu đi đến thận.

Một nguyên nhân khác gây bệnh thận mạn tính cũng khá phổ biến là cholesterol cao. Tình trạng này có thể gây ra tích tụ chất béo trong các mạch máu nuôi thận, khiến thận phải hoạt động mà không được cung cấp đủ oxy cần thiết.

Các yếu tố nguy cơ của suy thận mạn là gì?

Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh suy thận mạn tính bao gồm:

Phương pháp điều trị và phòng ngừa tiến triển của bệnh suy thận mạn là gì?

Thực tế hiện nay, lượng bệnh nhân bị suy thận ngày càng gia tăng. Ngoài ra, chi phí để thực hiện phương pháp lọc máu suốt đời hay ghép thận là vô cùng lớn nên không phải ai cũng thực hiện được. Do đó, người bị bệnh thận mạn nên có phương án điều trị từ sớm, phòng ngừa tránh bệnh chuyển biến xấu.

Dù hiện nay vẫn chưa có cách nào trị khỏi suy thận mạn tính, nhưng điều trị sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh thận.

Phương pháp điều trị suy thận mạn là gì?

Để điều trị bệnh suy thận, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn sử dụng một trong các loại thuốc như:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc để giảm mức cholesterol
  • Thuốc điều trị, kiểm soát huyết áp cao để bảo toàn chức năng thận
  • Thuốc điều trị tiểu đường (nếu bị)
  • Thuốc trị thiếu máu nhằm kích thích sản xuất các tế bào hồng cầu.
  • Thuốc để bảo vệ xương như canxi và vitamin D hoặc thuốc để giảm lượng phốt phát trong máu.

Nếu chức năng thận đã suy giảm nghiêm trọng, bệnh nhân cần được lọc máu định kỳ (chạy thận nhân tạo) hoặc phẫu thuật ghép thận để duy trì sự sống.

Chế độ ăn uống cho người suy thận mạn là gì?

Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn đầu cần hạn chế lượng natri và protein trong chế độ ăn uống của họ. Chế độ ăn DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension) thường được khuyến nghị, giúp ngăn ngừa bệnh cao huyết áp và giảm cholesterol.

chế độ ăn uống cho bệnh nhân suy thận mạn là gì

Thêm một lưu ý là người mắc bệnh thận không nên ăn nhiều đạm có nguồn gốc thực vật như các loại đậu, thực phẩm có chứa phốt phát như gan, trứng… Lượng muối tiêu thụ nên hạn chế ở mức khoảng 2 – 4g/ngày.

Bạn nên dùng các loại rau củ ít đạm, ít chua như các loại cải, dưa chuột, bầu bí, su hào…; các loại quả ngọt, ít chua như nhãn, na, đu đủ chín, thanh long…

Bên cạnh đó, bạn nên uống lượng nước vừa đủ, bằng lượng nước tiểu bài xuất hoặc ít hơn nếu bị phù và uống nhiều hơn nếu mất nước. Hãy hạn chế rượu để tránh làm tổn thương thận thêm.

Chế độ sinh hoạt cho người suy thận mạn là gì?

Đó là người bệnh thận mạn cần tránh tập luyện nặng cũng như làm việc căng thẳng. Bác sĩ khuyến cáo chỉ nên lao động nhẹ, tập luyện các bài tập như đi bộ thong thả, đạp xe nhẹ nhàng.

Ngoài ra, bạn nên giảm cân nếu đang bị thừa cân và bỏ thuốc lá.

Thăm khám định kỳ

Hiện nay, việc khám sức khỏe định kỳ cá nhân còn đánh giá hiệu quả điều trị. Vì vậy, đây cũng là một cách hiệu quả để ngăn ngừa bệnh chuyển biến xấu.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về “Bệnh suy thận mạn là gì?” cũng như có cách phòng ngừa bệnh này hiệu quả nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Estimated Glomerular Filtration Rate (eGFR). https://www.kidney.org/atoz/content/gfr. Ngày truy cập 17/01/2019

Nutrition and Kidney Disease, Stages 1-4. https://www.kidney.org/nutrition/Kidney-Disease-Stages-1-4. Ngày truy cập 17/01/2019

What are the Stages of Chronic Kidney Disease? https://www.kidney.org/blog/kidney-cars/what-are-stages-chronic-kidney-disease. Ngày truy cập 17/01/2019

Kidney Disease. https://www.niddk.nih.gov/health-information/kidney-disease. Ngày truy cập 07/05/2021

Kidney Disease. https://medlineplus.gov/kidneydiseases.html. Ngày truy cập 07/05/2021

Chronic Kidney Disease (CKD) Symptoms, Treatment, Causes & Prevention https://www.kidneyfund.org/kidney-disease/chronic-kidney-disease-ckd/ Ngày truy cập 07/05/2021

Phiên bản hiện tại

13/10/2022

Tác giả: Lan Quan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt ảnh hưởng đến đời sống tình dục như thế nào?

Biến chứng suy thận độ 4 thường gặp nhất là về tim mạch


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 13/10/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo