Ở giai đoạn đầu, người bị suy thận mạn có thể biểu hiện rất ít triệu chứng hoặc các dấu hiệu không rõ ràng cho đến khi chức năng thận bị suy giảm đáng kể. Phương pháp điều trị bệnh thận mạn tính tập trung vào việc làm chậm sự tiến triển của tổn thương thận, thường là bằng cách kiểm soát nguyên nhân cơ bản. Bệnh thận mạn tính có thể tiến triển dẫn đến suy thận giai đoạn cuối, gây tử vong nếu không được chạy thận nhân tạo (lọc máu) hoặc ghép thận.
Những con số đáng báo động của bệnh suy thận mạn
Ước tính, trên thế giới có khoảng 10% dân số mắc bệnh suy thận mạn. Tại Mỹ, suy thận tác động đến khoảng 13% dân số với các con số cụ thể như sau:
- 1,8% dân số bị bệnh thận độ 1
- 3,2% dân số bị bệnh thận độ 2
- 7,7% dân số bị bệnh thận độ 3
- 0,35% dân số bị bệnh thận độ 4 và 5.
Trong đó, số người bị suy thận độ 3, 4 tiến triển sang cấp độ 5 với tỷ lệ 1,5%/năm. Khoảng 0,5% số người bị suy thận độ 1, 2 tiến triển sang cấp độ cao hơn mỗi năm.
Tính đến thời điểm năm 2016, ước tính tại Việt Nam có khoảng 5 triệu người bị suy thận, khoảng 8.000 ca bệnh mắc mới mỗi năm. Số trường hợp mắc suy thận mạn tính giai đoạn cuối là khoảng 26.000 người, chiếm 0,016% dân số. Hiện nay, chi phí cho 1 lần chạy thận không có Bảo hiểm Y tế khoảng từ 800.000 đồng trở lên. Điều đó cho thấy việc chạy chữa suy thận mạn rất tốn kém.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!