Cần làm gì khi có nút ráy tai?

Khi nghi ngờ bị nút ráy trong ống tai, cần đi khám chứ không được tự ý cố lấy bằng mọi cách.
Sau khi thăm khám và đánh giá, nếu có thể giải quyết được tại chỗ thì bác sĩ sẽ tiến hành lấy bỏ nút ráy bằng những dụng cụ chuyên dùng như thìa, móc, dung dịch hỗ trợ và máy hút. Mọi thao tác đều phải khéo léo, chuẩn xác để vừa lấy hết được nút ráy, vừa không làm tổn thương màng nhĩ và da ống tai.
Những trường hợp do nút ráy quá lớn, khô cứng và bít tắc hoàn toàn, nguy cơ gây tổn thương ống tai nếu cố lấy trong lần đầu thì bác sĩ có thể cho dùng những dung dịch để làm mềm và tan rã nút ráy trong một vài ngày, sau đó sẽ hút rửa làm sạch ống tai. Một số loại dung dịch nhỏ tai như Cerulyse, nước muối sinh lý, glycerin, dầu em bé, dầu khoáng, nước oxy già, carbamide peroxide có thể được dùng để xử lý nút ráy nhưng nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Một số trường hợp, đặc biệt là trẻ nhỏ, không có khả năng hợp tác, các bác sĩ có thể phải tiến hành gây mê để lấy bỏ nút ráy tai “cứng đầu”, nhằm tránh những biến chứng do nút ráy gây ra cho bé.
Nếu có tiền sử hay bị nút ráy, nên đi khám định kỳ, tránh để lâu mà gây ra biến chứng viêm nhiễm. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn cách vệ sinh tai sao cho đúng đắn và an toàn nhất, tránh tái hình thành nút ráy.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!