Lưu ý: Thuốc nhỏ tai có thể không hiệu quả hoặc thậm chí là phản tác dụng nếu bạn có quá nhiều ráy tai và bị tắc nghẽn trong tai nghiêm trọng. Do đó, bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ nếu không thể tự xử lý ráy tai tại nhà.
Sử dụng ống tiêm bóng đèn

Nếu việc dùng thuốc nhỏ tai không đem lại hiệu quả trong việc vệ sinh tai, bạn có thể sử dụng ống tiêm bóng đèn có bán tại các hiệu thuốc để rửa tai. Đầu tiên, bạn cần đổ nước ấm vào ống tiêm. Tiếp theo, đặt ống gần lỗ tai và bóp bầu ống nhẹ nhàng. Nước ấm sẽ đi vào tai và phá vỡ ráy tai khô cứng. Sau đó, bạn nghiêng đầu về hướng bồn rửa để nước và ráy tai chảy ra ngoài. Trong quá trình này, bạn cần lưu ý những điều sau đây nhằm đảm bảo vệ sinh tai đúng cách:
- Nên bơm nước vào tai nhẹ nhàng và từ từ để tránh tổn thương màng nhĩ.
- Chú ý nhiệt độ nước không quá lạnh hoặc quá nóng. Bởi vì sự chênh lệch nhiệt độ có thể khiến bạn chóng mặt. Nhiệt độ nước phù hợp nhất thường ngang bằng với nhiệt độ cơ thể.
- Không áp dụng cách vệ sinh tai bằng ống tiêm nếu bạn bị thủng màng nhĩ hoặc từng phẫu thuật màng nhĩ.
Nếu bạn cảm thấy không thoải mái và an toàn khi tự rửa tai ở nhà thì cách tốt nhất là nên đến phòng khám để nhờ sự hỗ trợ từ bác sĩ hoặc y tá.
Vệ sinh tai đúng cách: Những lưu ý bạn cần biết để bảo vệ đôi tai khỏe mạnh
Nhìn chung, việc vệ sinh tai thường xuyên là không cần thiết, thậm chí có thể gây kích ứng ống tai hoặc thậm chí gây tổn thương trong tai nếu bạn vệ sinh sai cách. Nếu bạn cần loại bỏ ráy tai do quá nhiều hoặc tắc nghẽn ống tai thì cần lưu ý những điều sau đây:
- Làm sạch tai của bạn cẩn thận. Không dùng tăm bông hoặc bất kỳ vật nhọn nào để ngoáy sâu vào tai. Điều này vừa khiến ráy tai (thường là ráy tai khô) bị đẩy sâu vào trong vừa có thể khiến ống tai hoặc màng nhĩ bị tổn thương.
- Bạn chỉ nên dùng tăm bông hoặc khăn ẩm sạch lau bên ngoài tai để “dọn dẹp” ráy tai chảy ra khỏi ống tai.
- Không nên dùng nến hay sáp ong lấy ráy tai vì giải pháp này không hiệu quả và có thể tăng nguy cơ gây bỏng.
- Bạn nên chú ý đến nguy cơ tắc nghẽn ráy tai nếu đeo máy trợ thính, nút tai hoặc tai nghe.
- Nếu đã vệ sinh tai đúng cách tại nhà nhưng không hiệu quả hoặc bạn cảm thấy đau tai, ù tai, ngứa tai, suy giảm thính lực… thì cần đi khám để được bác sĩ hỗ trợ.
- Ngoài ra, nếu bạn xỏ lỗ tai và đeo khuyên, hãy thường xuyên làm sạch bông tai và dái tai bằng dung dịch cồn.
Nhìn chung, tình trạng ráy tai tích tụ nhiều thường gây khó chịu chứ không nguy hiểm cho sức khỏe thính giác. Tuy nhiên, bạn vẫn nên thận trọng với tình trạng bị tắc nghẽn trong tai. Đôi khi, nguyên nhân tắc nghẽn có thể liên quan đến bệnh viêm tai giữa hoặc bất kỳ tình trạng viêm nhiễm nào khác. Vì vậy, nếu phát hiện các dấu hiệu tắc nghẽn trong ống tai thì bạn cần đi khám để được hỗ trợ hoặc chữa trị đúng cách.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!