Mụn trong tai, tức mụn mọc ở vùng tai có thể gây đau nhức rất khó chịu. Thậm chí, mọc mụn ở tai còn gây ra các biến chứng khó lường nếu không được điều trị kịp thời. Mụn có thể mọc ở vành tai hoặc bên trong lỗ tai.
Mụn (mụn trứng cá, mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen) và nhọt thường xuất hiện trên da ở các vùng như mặt và lưng. Tuy nhiên, chúng có thể xuất hiện ở các vị trí khác trên cơ thể, chẳng hạn như ở tai. So với mụn, nhọt thường nằm ở lớp sâu trong da và ít lộ ra ngoài trong giai đoạn đầu. Vậy, vì sao mụn mọc trong tai? Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây nên mụn nhọt ở tai và các phương pháp trị mụn trong tai trong bài viết sau.
Nguyên nhân gây mọc mụn nhọt ở tai
Mụn mọc trong tai do đâu? Cấu trúc da của tai ngoài có các tế bào biểu bì, tế bào lông và các tuyến tiết bã nhờn. Chất bã nhờn có chức năng như lớp “lá chắn” bảo vệ cho da. Nhưng, do một nguyên nhân nào đó, sự tích tụ quá nhiều bã nhờn sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra mụn nhọt.
Đặc biệt, khi mụn nhọt mọc ở trong ống tai sẽ gây đau nhức dữ dội và có những biến chứng phiền toái. Việc không giữ vệ sinh tai, để bụi bẩn và nước bẩn lọt vào lỗ tai là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Các nguyên nhân làm mọc mụn nhọt ở tai hay mụn mọc trong tai bao gồm:
- Mọc mụn ở tai do tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bẩn
- Các tuyến trong tai tiết ra quá nhiều bã nhờn tồn đọng
- Mọc mụn ở tai do dùng chung tai nghe với người khác
- Sử dụng tai nghe không sạch
- Mọc mụn ở tai đau nhức do ngoáy tai bằng ngón tay hoặc ráy tai bằng dụng cụ bẩn
- Để nước bẩn lọt vào tai gây mụn lỗ tai
- Căng thẳng tâm lý khiến mụn ở tai
- Mất cân bằng nội tiết tố, chẳng hạn như khi bước vào tuổi dậy thì hoặc khi mang thai
- Nổi mụn trong tai là bệnh gì? Nhiễm trùng lỗ xỏ khuyên tai
- Đội mũ che nắng hoặc mũ bảo hiểm trong thời gian dài gây mụn ở tai
- Da tai bị dị ứng do tiếp xúc với mỹ phẩm khiến mụn mọc trong tai.
Lưu ý:
Có nên nặn mụn trong tai không?
Như vậy là bạn đã biết nổi mụn trong tai là bệnh gì. Vậy, có nên tự nặn mụn mọc trong tai?
Bạn không nên tự nặn mụn, đặc biệt là mụn trong lỗ tai. Tự nặn mụn lỗ tai không đúng cách có thể khiến vi khuẩn xâm nhập sâu hơn và xa hơn, gây ra nhiễm trùng lan rộng. Những tổn thương da sâu rộng đó, có thể diễn tiến thành sẹo hẹp, rất khó giải quyết ở trong ống tai.
Cho nên, khi thấy mụn nhọt ở trong tai trở nên nghiêm trọng, bạn nên tới bác sĩ để được loại bỏ một cách an toàn và triệt để nhất, tránh những biến chứng đáng tiếc do mụn trong tai.
Điều trị mụn nhọt mọc trong lỗ tai
Do tai là vùng nhạy cảm nên mụn nhọt trong tai cần phải được xử lý đúng cách. Vậy, mụn ở tai phải làm sao? Các phương pháp điều trị mụn nhọt ở tai bao gồm:
1. Biện pháp khắc phục tại nhà
Bạn có thể áp dụng phương pháp điều trị mụn nhọt vùng tai đơn giản sau:
- Chườm ấm: Mọc mụn ở tai đau nhức nên làm gì? Chườm tại chỗ bằng gạc ấm hoặc miếng giữ nhiệt để làm giảm viêm và giảm kích ứng tai. Cách này cũng có thể làm mềm nốt mụn và đẩy nhân mụn lên trên bề mặt da
- Làm sạch mụn vỡ: Mụn lỗ tai phải làm sao? Nếu mụn mủ tự vỡ, bạn nên lau sạch nó và nhẹ nhàng rửa lại bằng xà phòng dịu nhẹ.
- Phòng ngừa nhiễm trùng: Một số chất làm săn se như chiết xuất của cây phỉ, các chất sát trùng “phổ thông” như povidone iodine và cồn có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng.
Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc khác để chữa mụn trong tai, chẳng hạn như:
- Oxy già
- Các loại thuốc bôi có chứa kháng sinh
- Thuốc bôi có chứa axit salicylic
- Uống thuốc chống viêm, giảm đau không steroid (NSAID)
2. Điều trị chuyên khoa
Mụn trong tai nên làm sao? Đối với tình trạng mụn trứng cá nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng các loại thuốc bôi chiết xuất từ vitamin A, chẳng hạn như tretinoin.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kê đơn các loại kháng sinh có tác dụng trên mô da như doxycycline, minocycline và clindamycin để trị mọc mụn ở tai. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là những loại kháng sinh này đang dần ít tác dụng do tình trạng vi khuẩn đề kháng kháng sinh. Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể phải thực hiện một thủ thuật nhỏ để rạch và dẫn lưu nếu mụn nhọt bị mưng mủ nhiều và gây đau nhức dữ dội.
Phòng ngừa mụn mọc trong tai
Bạn có thể ngăn ngừa nổi mụn ở tai bằng việc vệ sinh tai đúng cách. Các bước vệ sinh tai ngừa mụn ở tai bao gồm:
- Rửa và làm sạch tai thường xuyên để giảm tế bào chết và bã nhờn
- Tránh để bụi bẩn, dị vật lọt vào ống tai
- Vệ sinh tai nghe thường xuyên
- Không bơi hoặc tắm trong vùng nước bẩn
- Không đội mũ bảo hiểm hoặc các loại mũ bó tai trong thời gian dài. Khi phải đi quãng đường dài, bạn nên dừng nghỉ, cởi mũ ra để đầu và tai được thông thoáng.
Nếu các phương pháp tự điều trị mụn ở tai không hiệu quả, bác sĩ da liễu có thể khuyến nghị các phương pháp phòng trị mụn trong tai cho bạn. Họ sẽ xác định loại mụn lỗ tai bạn đang mắc phải, chỉ định các loại thuốc cũng như các phương pháp điều trị phù hợp.
Các u sần dễ nhầm lẫn với mụn trong tai
Đa phần các nốt gồ lên ở trong tai đều được phát hiện khá muộn. Nguyên nhân là bởi chúng nằm tại các vị trí sâu, khuất khó nhìn thấy. Hầu hết các nốt sưng này là mụn trong tai. Tuy nhiên, chúng cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề về tai khác.
Theo các chuyên gia, các vấn đề có thể bị nhầm lẫn với tình trạng nổi mụn ở vùng tai, bao gồm:
- U nang bã nhờn: Đây là những u nhỏ dưới da. Chúng thường không phát triển hoặc phát triển rất chậm.
- Sẹo lồi: Một vết thương nhỏ trên da vùng tai có thể gây nên sẹo lồi nếu bạn mang cơ địa đó. Vùng sẹo lồi thường sẫm màu và có xu hướng phình to hơn vết thương ban đầu nhiều lần. Nhiều trường hợp sẹo lồi ngay tại lỗ xỏ khuyên tai.
- Dày sừng tiết bã: Đây là sự tăng sinh da lành tính, thường xuất hiện ở người lớn tuổi. Chúng thường được quan sát thấy dưới dạng da bị sần sùi và có màu nâu nhạt.
- U gai nứt nẻ: Có hình dạng giống như một đám sẩn cộm với các cạnh sần sùi.
- Ung thư biểu mô tế bào đáy: Tình trạng này tương đối hiếm gặp, xuất hiện ở dạng những u sần sùi phát triển ác tính ở da tai.
Khi nào bạn cần đi khám?
Mụn trong tai cũng giống như mụn nhọt ở các vị trí khác trên cơ thể. Do đó, mọc mụn ở tai có thể được điều trị theo những cách tương tự. Sau khi điều trị, vùng da tai bị tổn thương thường hồi phục khá nhanh và không để lại sẹo.
Những người bị mụn dai dẳng, dù là mụn ở tai hay bất cứ vùng da nào khác đều nên đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng của mụn và đề xuất cách điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đi khám nếu:
- Mụn nhọt trong tai tái đi tái lại nhiều lần
- Mọc mụn ở tai đau nhức, sưng dữ dội
- Đau nhức tai đi kèm với sốt hoặc buồn nôn
Mụn nhọt vùng tai tuy không quá nguy hiểm nhưng cũng có thể gây ra nhiều phiền toái. Do đó, khi phát hiện tình trạng này, bạn cần có hướng xử lý ngay để chúng không ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của bạn.
[embed-health-tool-heart-rate]