backup og meta

Lấy ráy tai bị chảy máu có sao không? Cách xử lý khi ngoáy tai chảy máu

Lấy ráy tai bị chảy máu có sao không? Cách xử lý khi ngoáy tai chảy máu

Ráy tai là một chất tự nhiên xuất hiện trong tai. Đôi khi, tình trạng ráy tai tích tụ nhiều gây tắc nghẽn có thể khiến bạn khó chịu và tìm cách lấy ráy tai. Thế nhưng, nếu chẳng may trong quá trình lấy ráy tai bị chảy máu có sao không, cần xử lý như thế nào cho đúng? 

Để biết được lấy ráy tai bị chảy máu có sao không, mời bạn tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi.

Vì sao ráy tai bị chảy máu? Điểm 7 nguyên nhân phổ biến 

Bên trong tai khá nhạy cảm, do đó, nếu không cẩn thận trong quá trình lấy ráy tai, tai có thể bị tổn thương. Những tổn thương này có thể là do ngoáy tai quá mạnh hoặc liên quan đến các bệnh lý về tai, mũi họng. Dưới đây là những nguyên nhân lấy ráy tai bị chảy máu phổ biến: 

1. Thủng màng nhĩ

Nếu lấy ráy tai bị chảy máu do thủng màng nhĩ có sao không? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây! 

Màng nhĩ là một lớp vách ngăn giữa tai ngoài và tai giữa. Nếu bạn ngoáy tai quá sâu, không cẩn thận, ngoáy quá mạnh… có thể khiến màng nhĩ bị thủng, gây chảy máu. Việc màng nhĩ bị thủng có thể khiến bạn cảm thấy đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng thính lực, ù tai… Do đó, bạn cần đi khám được để chẩn đoán và điều trị. Lưu ý là cần cẩn thận, từ tốn khi ngoáy tai, không lấy ráy tai quá sâu để tránh đụng vào màng nhĩ.

2. Nhiễm trùng tai nghiêm trọng

Tình trạng nhiễm trùng tai có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào. Tình trạng này khiến màng nhĩ bị viêm và đỏ, tiết dịch và đau. Nếu nhiễm trùng tai nặng, chất lỏng có thể tích tụ gây áp lực lên màng nhĩ khiến màng nhĩ bị thủng và gây chảy máu.

Nếu bạn nhận thấy lấy ráy tai bị chảy máu, có thể là bạn đã bị nhiễm trùng tai nghiêm trọng, cần được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

3. Do chấn thương ống tai

Việc ống tai bị chấn thương cũng là một trong những nguyên nhân lấy ráy tai bị chảy máu. Điều này xảy ra thường là do bạn cố gắng làm sạch tai bằng ngón tay, tăm bông hoặc vật cứng… khiến ống tai bị trầy xước.

Vậy, lấy ráy tai bị chảy máu do chấn thương ống tai có sao không? Chấn thương ống tai không chỉ khiến ống tai chảy máu, mà còn có thể gây ra các triệu chứng nhiễm trùng, bao gồm đau, sưng tấy, cảm giác bỏng rát nhẹ ở vị trí tổn thương.

Lời khuyên dành cho bạn là không nên ngoáy tai bằng vật cứng, dụng cụ kim loại, ngón tay…

4. Dị vật mắc kẹt trong tai

lấy ráy tai bị chảy máu có sao không

Chấn thương ống tai gây chảy máu khi lấy ráy tai cũng có thể xảy ra khi có dị vật bị mắc kẹt trong tai. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Các bé hay nghịch ngợm nhét đồ chơi, bút màu, các vật dụng nhỏ khác vào tai.

Ngoài ra, côn trùng chui vào tai hoặc các vật thể nhỏ vô tình lọt vào tai cũng có thể gây khó chịu. Điều này khiến nhiều người dùng vật dụng để lấy dị vật ra khỏi tai. Sự tác động vào dị vật trong trường hợp này có thể gián tiếp gây tổn thương và chảy máu tai.

5. Do bị Cholesteatoma

Bạn có biết Cholesteatoma cũng là một trong những nguyên nhân lý giải tại sao lấy ráy tai bị chảy máu không? Cholesteatoma là một cụm tế bào lành tính (không phải ung thư) “cư ngụ” ở phần giữa tai. Sự tích tụ này thường chỉ ảnh hưởng đến một bên tai, gây chảy dịch và giảm thính lực. 

Tình trạng này đôi khi bị nhầm lẫn với nhiễm trùng tai. Bệnh Cholesteatoma nếu không được điều trị cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng, gây chảy máu tai.

6. Do những chấn thương khác

Một số tình trạng chấn thương xảy ra khi bị tai nạn, té ngã, va đập vùng đầu khi tham gia giao thông, chơi thể thao… cũng có thể gây chấn thương tai dẫn đến chảy máu trong tai gây khó chịu. Lúc này, nếu lấy ráy tai, bạn sẽ nhận thấy có máu trong ráy tai.

7. Ung thư tai

Ung thư tai là một nguyên nhân hiếm gặp nhưng nghiêm trọng gây ra tình trạng ráy tai có máu. Ngoài các vết loét chảy máu và các tổn thương khác do ung thư tai gây ra, người bệnh cũng có thể bị giảm thính lực.

Giải đáp thắc mắc: Lấy ráy tai bị chảy máu có sao không?

lấy ráy tai bị chảy máu có sao không

Nhiều người có thói quen dùng tăm bông, dụng cụ kim loại, vật cứng, nhọn… để lấy ráy tai. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ bị thủng màng nhĩ, chấn thương ống tai, nhiễm trùng tai… cùng với biến chứng nghiêm trọng.

Các biến chứng cụ thể phụ thuộc vào tình trạng gây chảy máu tai. Nếu tình trạng ngoáy tai bị chảy máu không được điều trị kịp thời, câu trả lời cho vấn đề “Lấy ráy tai bị chảy máu có sao không?” là “Có”. Dưới đây là một số biến chứng lâu dài có thể xảy ra:

  • Giảm thính lực
  • Mất thính lực (tạm thời hoặc vĩnh viễn)
  • Nhiễm trùng tai
  • Ù tai
  • Viêm xương tai chũm
  • Nhức đầu
  • Chóng mặt
  • Khó giữ thăng bằng
  • Tổn thương não do nhiễm trùng lây lan qua tai trong đến não…

Cách xử lý khi lấy ráy tai bị chảy máu

lấy ráy tai bị chảy máu có sao không

Như vậy là bạn đã có được câu trả lời cho thắc mắc lấy ráy tai bị chảy máu có sao không. Vậy, lấy ráy tai bị chảy máu phải làm sao? Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân ráy tai có máu. Dưới đây là những cách xử lý khi lấy ráy tai bị chảy máu: 

  • Quan sát kỹ lưỡng các triệu chứng: Một số nguyên nhân khiến việc lấy ráy tai bị chảy máu có thể tự biến mất theo thời gian. Do đó, cách khắc phục này dành cho những trường hợp ráy tai có máu do các vết thương nhẹ, trầy xước nhẹ trong tai hoặc nhiễm trùng tai giữa thể nhẹ. Màng nhĩ bị thủng cũng có thể tự lành trong vòng vài tháng nếu tai khô ráo và không nhiễm trùng.
  • Dùng thuốc kháng sinh: Nếu nhiễm trùng là nguyên nhân khiến bạn lấy ráy tai bị chảy máu, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh dạng uống hoặc nhỏ tai.
  • Giảm đau tại nhà: Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp làm dịu cơn đau và kích ứng do nhiễm trùng tai, chấn thương tai. Ngoài ra, bạn cũng có thể chườm ấm vùng tai để giảm cảm giác đau nhức.
  • Bảo vệ tai: Nếu bạn thắc mắc không biết lấy ráy tai bị chảy máu có sao không và phải làm sao, thì cần hiểu rằng, lúc này, tai của bạn đang rất nhạy cảm. Bạn cần bảo vệ tai bằng cách dùng các nút bịt tai để ngăn chất bẩn và nước lọt vào trong tai.
  • Đi khám để lấy dị vật ra khỏi tai: Nếu lấy ráy tai bị chảy máu do dị vật bị mắc kẹt, bạn cần đi khám để nhận được sự hỗ trợ từ bác sĩ.
  • Phẫu thuật loại bỏ các tế bào tăng trưởng bất thường trong tai: Cách xử lý khi lấy ráy tai bị chảy máu này dành cho trường hợp bị Cholesteatoma cũng như những người có khối u ung thư trong tai.
Nhìn chung, lấy ráy tai bị chảy máu nếu do dùng vật cứng thường chỉ gây đau nhẹ ở vùng bị tổn thương. Tuy nhiên, nếu thấy tai đau hoặc khó chịu, hay có các triệu chứng viêm tai, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có được lời đáp cho vấn đề lấy ráy tai bị chảy máu có sao không, cũng như biết được những cách xử lý khi lấy ráy tai bị chảy máu.

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ear wax – PMC https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4356173/ Ngày truy cập: 14/08/2023

Time to Quit Removing Wax from Our Ears https://www.pennmedicine.org/news/news-blog/2022/october/time-to-quit-removing-wax-from-our-ears Ngày truy cập: 14/08/2023

Ear Bleeding: Causes, Signs & Treatment https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/21084-ear-bleeding Ngày truy cập: 14/08/2023

Cholesteatoma – NHS https://www.nhs.uk/conditions/cholesteatoma/ Ngày truy cập: 14/08/2023

Ear wax – Better Health Channel https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/ear-wax Ngày truy cập: 14/08/2023

Bloody Ear Wax: Causes, Treatments, and More https://www.healthline.com/health/why-is-my-earwax-bloody Ngày truy cập: 14/08/2023

Phiên bản hiện tại

31/08/2023

Tác giả: Minh Châu Văn

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Song Hào

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Ráy tai màu đen có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Tai chảy mủ có nguy hiểm không? Lỗ tai bị chảy mủ phải làm sao?


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Song Hào

Tai - Mũi - Họng · Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 31/08/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo