Thuốc hóa trị Thuốc lợi tiểu, như furosemide Độc tính salicylate (aspirin) Các loại kháng sinh như streptomycin và tobramycin Chẩn đoán mất thính lực một bên tai
Theo Viện khiếm thính và rối loạn giao tiếp Hoa Kỳ (NIDCD), khoảng 10-15% bệnh nhân bị mất thính lực đột ngột đều xác định được lý do rõ ràng. Do đó, nếu bạn bị điếc một bên tai hoặc cả hai tai, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét các triệu chứng và bệnh sử của bạn. Đồng thời, họ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng tai, mũi và cổ họng để xác định nguyên nhân gây điếc.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu kiểm tra thính giác của bạn. Ở bài kiểm tra này, bác sĩ hoặc chuyên gia thính học sẽ đo lường phản ứng của bạn với một loạt âm thanh ở các mức âm lượng khác nhau. Những xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ xác định phần tai bị ảnh hưởng và cung cấp thông tin để tìm ra nguyên nhân cơ bản gây mất thính giác.
Điều trị điếc một bên tai
Các lựa chọn điều trị cho tình trạng mất thính lực sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trong một số trường hợp, mất thính lực sẽ không thể hồi phục được. Khi đó, bác sĩ có thể gợi ý một thiết bị trợ thính để cải thiện thính giác của bạn.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!