Tình trạng ho ngứa cổ họng khiến bạn rất khó chịu, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc. Do đó, bạn đang tìm kiếm những cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà đơn giản và dễ thực hiện? Đừng bỏ qua những chia sẻ từ chuyên gia trong bài viết sau của Hello Bacsi!
Người ta thường nói “ngứa đâu thì gãi đó” và thật là “đã” khi gãi đúng chỗ ngứa. Câu nói đó có thể đúng với tình trạng ngứa ở mọi nơi trên cơ thể nhưng ngoại trừ “ngứa họng“. Ngứa họng không “gãi” được nên “rất phiền”. Nó làm ta phải ho, phải khạc, phải đằng hắng rất “không được văn minh cho lắm” ở chốn đông người. Tuy nhiên, nếu bạn biết được tình trạng này có thể được khắc phục bằng các cách trị ho ngứa cổ họng ngay tại nhà thì những “phiền toái” kia sẽ “ngoan ngoãn cáo từ”. Trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp được gợi ý dưới đây mà các triệu chứng không cải thiện, bạn nên đi khám để biết được nguyên nhân “gốc rễ” của chứng ngứa cổ họng, cũng như được chăm sóc và điều trị hiệu quả hơn.
Ngứa cổ họng: Nguyên nhân do đâu?
Hiện tượng ngứa cổ họng có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, các nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:
- Viêm mũi dị ứng
- Dị ứng thực phẩm
- Dị ứng thuốc
- Nhiễm trùng (do vi khuẩn hoặc virus)
- Mất nước
- Trào ngược axit
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc…
Mách bạn 7 cách trị ngứa cổ họng tại nhà từ bác sĩ tai mũi họng
Ngứa họng nên làm gì, ngứa cổ họng ho phải làm sao hay cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà, mẹo trị ngứa cổ họng là gì? Câu trả lời là để điều trị tình trạng này, bạn có thể áp dụng 7 cách trị ngứa cổ họng tại nhà đơn giản như sau:
1. Súc miệng bằng nước muối
Đây là cách chữa ngứa họng đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng ngay lập tức mà theo cách nói phổ thông là súc miệng bằng nước muối ấm. Mẹo trị ngứa cổ họng này thực chất là súc họng, súc vào đúng chỗ ngứa. Để thực hiện, bạn hòa ½ – ¾ thìa cà phê muối trong 240ml nước ấm. Nhấp một ngụm và ngửa cổ khò họng trong 10 giây rồi nhổ ra. Lặp lại điều này 2 đến 3 lần một ngày. Lưu ý không nuốt nước muối khi đang súc họng.
2. Cách trị ho ngứa cổ họng bằng mật ong
Mẹo trị ngứa cổ họng bằng mật ong là như thế nào hay cách trị ho ngứa cổ họng bằng mật ong là thế nào? Mật ong, đặc biệt là mật ong nguyên chất có tác dụng làm dịu, giảm kích ứng và kháng khuẩn, rất tốt trong việc chữa ngứa họng. Bạn có thể nhấp và nuốt một thìa súp mật ong vào mỗi buổi sáng để giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu trong cổ họng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể pha mật ong với nước ấm và uống vào buổi sáng, vừa thơm ngon dễ chịu lại vừa có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.
3. Uống trà gừng nóng với chanh và mật ong
Cách trị ho ngứa cổ họng bằng gừng thực hiện như thế nào, có thực sự hiệu quả không? Gừng và mật ong được biết đến là các thảo dược có tính ấm, kháng khuẩn, chống viêm, giúp tăng cường sức đề kháng. Trong khi đó, chanh lại chứa hàm lượng vitamin C cao, có khả năng giải độc, thanh nhiệt. Do đó, “bộ ba siêu nhân” này khi kết hợp với nhau sẽ tạo nên sức mạnh để tiêu trừ ngứa họng, đồng thời cũng đem lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.
Mẹo trị ngứa cổ họng với “bộ ba siêu nhân” gừng – mật ong – chanh thực hiện theo các bước sau:
- Cho 1 thìa súp mật ong vào cốc nước ấm
- Cắt 2 lát chanh, vắt lấy nước cốt
- Gừng rửa sạch, bào mỏng
- Cho nước cốt chanh và gừng vào cốc, khuấy đều
- Uống 2 đến 3 lần một ngày.
4. Cách trị ho ngứa cổ họng bằng giấm táo
Ngứa họng nên làm gì hay cách trị ngứa cổ họng, ho là gì? Bạn có thể dùng dung dịch giấm táo với nước ấm. Cách trị ngứa cổ họng bằng giấm táo cũng rất đơn giản. Bạn hòa 1 thìa súp giấm táo vào 240ml nước nóng. Để nguội rồi uống từ từ từng ngụm. Bạn cũng có thể thêm vào dung dịch giấm táo 1 thìa cà phê mật ong để hương vị thêm thơm ngon, dễ uống.
5. Cách trị ngứa cổ họng bằng sữa nghệ
Với đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và kháng khuẩn, nghệ là một phương thuốc tự nhiên giúp chữa ngứa họng, ho cực kỳ hiệu quả. Bạn có thể pha sữa nghệ theo cách sau:
- Cho 1 thìa cà phê bột nghệ và 0.2 lít sữa vào một cái nồi nhỏ, khuấy đều hỗn hợp
- Đun sôi hỗn hợp với lửa vừa, sau đó đổ vào cốc
- Để hỗn hợp nguội đến nhiệt độ vừa phải và sử dụng
Cách trị ho ngứa cổ họng với sữa nghệ là bạn uống hỗn hợp kể trên vào mỗi buổi tối. Điều này giúp giảm các cơn ngứa cổ họng ho về đêm khá hiệu quả.
6. Ho ngứa cổ họng phải làm sao? Hãy uống trà cải ngựa
Một mẹo trị ngứa cổ họng bằng thảo dược khác mà bạn có thể thử là hãy uống trà cải ngựa. Cách pha trà cải ngựa chữa ngứa họng được thực hiện như sau:
- Cho 1 thìa súp bột cải ngựa (phần rễ), 1 thìa cà phê bột đinh hương và 1 thìa cà phê mật ong vào cốc
- Đổ nước nóng vào và khuấy đều rồi thưởng thức khi nước trà còn ấm.
7. Cách trị ngứa cổ họng bằng trà thảo mộc
Nhiều người thường thắc mắc ngứa họng nên làm gì hay cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà là gì? Bạn có biết một số loại trà thảo mộc cũng có tác dụng làm dịu triệu chứng ngứa cổ gây ho. Bạn có thể thử dùng trà có thành phần là các thảo dược sau:
- Cây tầm ma
- Bạch quả
- Cam thảo
- Đương quy
- Cỏ ba lá đỏ
- Hoa cúc
- Cây du trơn
- Cây kế sữa
Ngoài ra, bạn cũng có thể tự chữa ngứa họng bằng cách sử dụng thuốc chống dị ứng, thuốc cảm không kê đơn, các loại viên ngậm và thuốc xịt mũi.
Ngứa cổ họng, ho: Khi nào bạn cần đi khám?
Ngứa họng nên làm gì? Câu trả lời là nếu bạn đã áp dụng các cách trị ngứa cổ họng tại nhà mà không hiệu quả hoặc bị ngứa cổ họng kèm theo các triệu chứng sau đây thì bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:
- Đau họng nhiều
- Sốt
- Khó nuốt
- Khó thở
- Thở khò khè
- Nổi mề đay
- Sưng mặt…
Mách bạn cách ngăn ngừa tình trạng ngứa cổ họng
Để giảm thiểu nguy cơ bị ngứa họng, gây ho, khó chịu, bạn có thể áp dụng các biện pháp thay đổi lối sống sau đây:
- Tránh khói thuốc lá
- Bổ sung nước, giữ ẩm cho cơ thể
- Hạn chế dùng thức uống có caffeine
- Hạn chế uống rượu bia
- Tránh mở cửa sổ hoặc đi ra ngoài trong mùa dễ bị dị ứng, dễ bị cảm, môi trường không khí bị ô nhiễm…
- Rửa tay thường xuyên trong mùa dễ bị cảm lạnh hoặc cảm cúm.
Triệu chứng ngứa cổ họng có thể được giải quyết bằng việc áp dụng các cách trị ngứa cổ họng đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà kể trên. Tuy nhiên, đây chỉ là cách khắc phục triệu chứng, không phải cách trị căn nguyên bệnh. Không chỉ là “ngứa họng khơi khơi” mà đằng sau nó có thể là những căn bệnh đòi hỏi phải có sự can thiệp đúng đắn của y học. Cho nên, trong trường hợp việc tự chăm sóc không đem lại hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
[embed-health-tool-heart-rate]