backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Củ cải ngựa

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Củ cải ngựa

Tên thông thường: Cran de Bretagne, Cranson, Grand Raifort, Great Raifort, Meerrettich, Mountain Radish, Moutarde des Allemands, Moutarde des Capucins, Moutardelle, , Pepperrot, Rábano Picante, Rábano Rústico, Radis de Cheval, Raifort, Raifort Sauvage, Red Cole, Rorippa armoracia.

Tên khoa học : Nasturtium armoracia, Amoraciae Rusticanae Radix, Armoracia lopathifolia, Armoracia rusticana, Cochlearia armoracia.

Tác dụng

Củ cải ngựa dùng để làm gì?

Củ cải ngựa được sử dụng cho các bệnh nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, giữ nước, ho, viêm phế quản, nhức khớp (thấp khớp), rối loạn túi mật, thần kinh sụn, gút, giun đường ruột ở trẻ em.

Củ cải ngựa có thể được thoa trực tiếp lên da ở những nơi có khớp hoặc mô bị đau và sưng.

Củ cải ngựa có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của củ cải ngựa là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Có một số nghiên cứu cho thấy củ cải ngựa có thể giúp chống lại vi khuẩn và ngăn ngừa co thắt.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của củ cải ngựa là gì?

Liều dùng của củ cải ngựa có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của củ cải ngựa là gì?

Củ cải ngựa có ở dạng viên nang tự nhiên nguyên chất 900mg.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng củ cải ngựa?

Củ cải ngựa có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Kích thích và viêm màng nhầy ở miệng, mắt, dạ dày, ruột và đường tiết niệu;
  • Sốt hoặc phồng rộp;
  • Đau bụng;
  • Buồn nôn, nôn mửa (có máu), tiêu chảy và đau dạ dày;
  • Hormone giảm;

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng củ cải ngựa bạn nên lưu ý những gì?

Bạn nên báo cho bác sĩ bất kỳ loại thuốc hoặc thảo dược nào bạn đang sử dụng trước khi bắt đầu dùng củ cải ngựa.

Trước khi dùng củ cải ngựa, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn:

  • Dùng thuốc cho trẻ ít hơn 4 tuổi;
  • Trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tránh dùng củ cải ngựa;
  • Mắc loét dạ dày, ruột, viêm ruột, nhiễm khuẩn hoặc các bệnh đường tiêu hoá khác; tuyến giáp không hoạt động (hypothyroidism); vấn đề về thần kinh;
  • Dùng levothyroxine, bao gồm Armor Thyroid®, Eltroxin®, Estre®, Euthyrox®, Levo-T®, Levothroid®, Levoxyl®, Synthroid®, Unithroid® và các loại khác.

Mức độ an toàn của củ cải ngựa như thế nào?

Củ cải ngựa có thể an toàn cho hầu hết mọi người khi uống với liều lượng thuốc. Khi sử dụng trên da, củ cải ngựa có thể an toàn khi các chế phẩm có chứa ít hơn 2% dầu mù tạc, nhưng thảo dược này có thể gây kích ứng da và phản ứng dị ứng.

Tương tác

Củ cải ngựa có thể tương tác với những yếu tố gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc nếu bạn có:

  • Ung thư;
  • Các vấn đề về hormone tuyến giáp;
  • Mang thai và cho con bú;
  • Rối loạn thận;
  • Dùng levothyroxine, bao gồm Armor Thyroid®, Eltroxin®, Estre®, Euthyrox®, Levo-T®, Levothroid®, Levoxyl®, Synthroid®, Unithroid® và các loại khác.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 11/05/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo