Các nốt mụn thuỷ đậu sưng phồng, có kích thước lớn bất thường gây tổn thương da trên bề mặt da lớn. Nốt thuỷ đậu bị trầy xước, bong tróc gây viêm nhiễm, sưng tấy, nhiễm khuẩn da, mưng mủ… Đây cũng là hiện tượng bội nhiễm thứ phát bạn cần hết sức lưu ý. Thời gian bị bệnh kéo dài, các nốt mụn thuỷ đậu khó lành, để lại sẹo sâu trên da. Một số biến chứng có thể gặp phải nếu không kịp thời xử lý nốt thủy đậu bị mưng mủ/ nhiễm trùng:
- Để lại sẹo lõm kém thẩm mỹ trên da, đặc biệt là vùng mặt
- Các nốt mụn rộp của thủy đậu có thể mọc trong tai, gây bệnh viêm tai ngoài, viêm tai giữa
- Nốt thuỷ đậu bị nhiễm trùng, vỡ ra không chỉ khiến cơ thể đau rát, khó chịu, dễ lây lan cho người khác mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào cơ thể
- Gây biến chứng về thanh âm nếu có các nốt thuỷ đậu mọc sâu trong họng hoặc niêm mạc miệng gây bệnh viêm họng, viêm thanh quản
- Bệnh viêm não hoặc viêm màng não là biến chứng nặng nhất có thể xảy ra nếu bị thuỷ đậu. Dấu hiệu cảnh báo của tình trạng này là sốt cao, hôn mê, rối loạn tri giác, co giật… Nếu không chữa trị kịp thời, nốt thủy đậu bị nhiễm trùng có thể sẽ khiến người bệnh (đặc biệt là trẻ em) tử vong.
Cách xử lý nốt thủy đậu bị nhiễm trùng/ mưng mủ

Khi nốt thuỷ đậu bị nhiễm trùng, mưng mủ, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cách điều trị phù hợp.
Thông thường, để xử lý nốt thủy đậu bị mưng mủ, nhiễm trùng, bác sĩ sẽ cho người bệnh uống kháng sinh và thuốc bôi đặc trị để vết thương nhanh lành, ngăn ngừa lây lan. Tùy vào tình trạng bệnh và sức khỏe của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị thích hợp.
Bên cạnh đó, để chăm sóc sức khỏe trong thời gian bị thuỷ đậu, người bệnh cần:
- Cắt ngắn móng tay, hạn chế tối đa việc cào, gãi để không làm vỡ các nốt mụn nước thủy đậu.
- Thường xuyên bôi thuốc xanh methylen hoặc thuốc tím theo chỉ định của bác sĩ kết hợp uống thuốc đúng và đủ liều để chống bội nhiễm, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Chăm chỉ vệ sinh cơ thể nhẹ nhàng bằng khăn mềm và nước ấm để loại trừ vi khuẩn trên da. Tránh quan niệm kiêng nước trong thời gian bị thuỷ đậu vì càng kiêng nước càng khiến cơ thể tích tụ nhiều vi khuẩn, tăng nguy cơ làm nốt thủy đậu bị nhiễm trùng.
- Tuyệt đối không tự ý xông lá hoặc bôi thuốc theo kinh nghiệm dân gian nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân. Nếu có thể, người bệnh cần được ở phòng riêng trong suốt thời gian điều trị để tránh lây cho các thành viên khác trong gia đình.
Bị thuỷ đậu ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
Khi bị thuỷ đậu người bệnh rất dễ mệt mỏi, chán ăn. Chính vì thế, nên chuẩn bị cho người bị thuỷ đậu các món ăn lành tính, dạng lỏng và dễ tiêu hoá như: - Cháo đậu xanh, cháo đậu đỏ, cháo yến mạch
- Cháo thịt nấu với khoai tây, cà rốt
- Canh rau ngót, mướp đắng, cải thảo
- Canh bầu, canh bí
Bên cạnh đó, bổ sung vitamin C có trong ổi, cam, chanh, kiwi, táo, lê… để tăng sức đề kháng, thúc đẩy cơ thể sản sinh collagen giúp phòng ngừa sẹo lõm. Trong thời gian bị thuỷ đậu, người bệnh cần kiêng các loại gia vị nồng – cay – nóng như: tỏi ớt, gừng, tiêu, cà ri, mù tạt… Thực phẩm có tính nóng có thể khiến nốt thủy đậu lâu lành, dễ bị nhiễm trùng, mưng mủ.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!