Ngược lại, người mắc bệnh đa xơ cứng lại có thể có tuổi thọ bình thường nếu được điều trị bệnh hiệu quả.
Khi bệnh teo não diễn biến nặng hơn, bệnh nhân sẽ mất hết khả năng tự chăm sóc bản thân. Các hoạt động cơ bản thường ngày như ăn uống, tắm rửa, đi lại cũng phải nhờ người khác hỗ trợ. Đó cũng là nguyên nhân chính khiến họ dễ mắc thêm những căn bệnh khác như:
- Viêm phổi: Bệnh này xảy ra với người teo não do họ khó nuốt thức ăn và nước uống. Khi bị sặc, thức ăn đi vào phổi gây ra viêm phổi.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Ở giai đoạn nặng, người bệnh không kiểm soát được hành vi tiểu tiện nên thường được thông tiểu. Đây là yếu tố làm tăng nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Lở loét: Hiện tượng này xảy ra ở người teo não phải nằm yên một chỗ do bị liệt. Khi đó, tại các điểm tỳ như lưng, tay, hai bên hông sẽ bị ghẻ ngứa hoặc lở loét.
- Té ngã và biến chứng: Bệnh nhân teo não thường đi lại khó khăn, khập khiễng nên dễ bị té ngã. Đặc biệt, teo não ở người già càng làm tăng nguy cơ này khiến bệnh nhân có thể bị gãy xương hoặc gặp nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác.
Chẩn đoán bệnh teo não

Quá trình chẩn đoán sẽ phụ thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân. Nó thường bao gồm một bài kiểm tra thể chất và một hoặc vài bài kiểm tra để đo lường khả năng hoạt động của hệ thần kinh.
Sau đó, bệnh nhân sẽ tiến hành thủ tục quét (scan) hình ảnh não theo quy trình như sau:
- Chụp cắt lớp vi tính (CT) sử dụng hình ảnh X-quang từ các góc khác nhau để tạo ra hình ảnh chi tiết của não bộ.
- Chụp MRI để xem các hình ảnh bất thường của não và hệ thần kinh.
Điều trị bệnh teo não
Các lựa chọn điều trị bệnh teo não phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là giải quyết nguyên nhân teo não.
- Nếu bệnh teo não do đột quỵ, bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kích hoạt plasminogen mô (TPA). Thuốc có tác dụng làm tan cục máu đông để khôi phục lưu lượng máu đến não. Đôi khi, bác sĩ cần phẫu thuật để loại bỏ máu đông hoặc khôi phục các mạch máu bị suy yếu.
- Teo não do chấn thương sọ não có thể được điều trị bằng cách phẫu thuật để ngăn ngừa tác động tiêu cực đến các tế bào não.
- Người bị teo não do bệnh đa xơ cứng thường được điều trị bằng các loại thuốc giảm nhẹ tác động của bệnh như ocrelizumab, glatiramer acetate và fingerolimod. Những loại thuốc này có vai trò ngăn chặn tác nhân gây bệnh tấn công vào hệ thống miễn dịch làm tổn thương đến các tế bào thần kinh.
- Bệnh teo não do AIDS hoặc các bệnh nhiễm trùng khác có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh, steroid và thuốc kháng thể đặc biệt để ngăn chặn nguy cơ viêm não tự miễn.
Y học vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị teo não do bệnh sa sút trí tuệ, bại não, bệnh huntington hoặc bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng một số loại thuốc để giảm nhẹ triệu chứng do các bệnh lý này gây ra.
Cách phòng ngừa bệnh teo não
- Kiểm soát tốt các vấn đề sức khỏe là cách hữu hiệu để phòng ngừa bệnh teo não. Thực tế, các bệnh lý như tiểu đường, béo phì, cao huyết áp… chính là những tác nhân góp phần tạo ra tình trạng thiếu máu cục bộ làm ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh dẫn đến teo não.
- Lao động trí óc thường xuyên bằng cách học ngoại ngữ, nghiên cứu… là phương pháp giúp não “tập thể dục” thường xuyên, làm chậm quá trình lão hóa và quá trình teo não tự nhiên theo tuổi tác.
- Chú trọng sử dụng các loại thực phẩm mang lợi ích cho hoạt động não bộ như súp lơ, hải sản, hạnh nhân, thịt gà, ngũ cốc, đậu nành cũng là cách phòng ngừa bệnh teo não được bác sĩ khuyến khích.
Bạn có thể muốn xem thêm >> Bệnh teo não sống được bao lâu?
Những điều cần lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân teo não

Bệnh nhân teo não không thể duy trì cuộc sống một mình. Họ cần sự chăm sóc, hỗ trợ của người thân. Khi chăm sóc bệnh nhân teo não, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Chế độ dinh dưỡng: Trong thực đơn hàng ngày của bệnh nhân teo não cần được tăng cường vitamin (đặc biệt là vitamin B12), omega3 với các loại thức ăn mềm, dễ nuốt. Bệnh nhân nên hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường và nhiều chất béo. Các bữa ăn nên được diễn ra đúng giờ, đúng cữ. Người bệnh teo não giai đoạn cuối không thể tự nuốt thức ăn nên cần được tiêm truyền chất dinh dưỡng.
- Vận động, xoa bóp: Người chăm sóc bệnh nhân teo não hãy cố gắng thường xuyên xoa bóp tay, chân cho người bệnh. Điều này sẽ giúp tay, chân bệnh nhân không bị tê cứng do nằm nhiều, ngăn chặn nguy cơ lở loét, viêm da hay nhiễm trùng.
- Vệ sinh cơ thể người bệnh: Bệnh nhân cần được lau hoặc lấy sạch đờm, nhớt để không bị cản trở hô hấp. Nếu bệnh nhân được đặt ống dẫn tiểu thì ống dẫn phải được vệ sinh và đảm bảo vô trùng.
- Trò chuyện với bệnh nhân: Đây là liệu pháp kích thích nhân thức cho người bị teo não. Bạn có thể thực hành cách trò chuyện, đọc sách báo hay nhắc về những kỷ niệm trong gia đình…
Tỷ lệ phục hồi của bệnh nhân teo não gần như là không có. Vì thế, người thân cần chuẩn bị tâm lý để đón nhận và chăm sóc bệnh nhân. Điều tốt nhất dành cho người bệnh là hãy giúp họ được luyện tập trí não thường xuyên, tập thể dục nhẹ nhàng, ngủ đủ giấc, duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh…
Bạn cũng có thể sử dụng những liệu pháp xoa dịu thần kinh người bệnh bằng các giúp họ ngồi thiền, tập yoga…
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!