Bạn cần hạn chế ăn thực phẩm đóng hộp hoặc các loại thức ăn nhanh. Đó là những loại đồ ăn thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa, teo não và làm sa sút khả năng tư duy.
Không uống quá nhiều rượu bia, không hút thuốc hoặc dùng chất kích thích cũng là cách kéo dài tuổi thọ của não.
Trong chế độ dinh dưỡng thường ngày, bạn cần tích cực bổ sung các loại dưỡng chất đặc biệt tốt cho não như vitamin B12, axit folic, vitamin E, C… Tuy nhiên, liều lượng thích hợp ở mỗi người khác nhau. Vì thế, bạn cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn dinh dưỡng để biết mình nên bổ sung như thế nào cho hợp lý.
Chế độ sinh hoạt, vận động

Ngay từ khi cơ thể còn khỏe mạnh, bạn hãy duy trì thói quen ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Khi bạn ngủ sâu là lúc não thư giãn và nghỉ ngơi. Những người thường xuyên mất ngủ sẽ bị mất khả năng tập trung, khả năng xử lý thông tin cũng sẽ giảm sút. Ngược lại, khi có giấc ngủ chất lượng, bạn sẽ luôn thấy tươi tỉnh, mức độ tập trung và sự nhanh nhạy cũng được cải thiện đáng kể.
Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để duy trì lượng máu lưu thông đến não. Điều này làm tăng sức mạnh liên kết giữa các mô và các tế bào thần kinh. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng bạn có thể áp dụng mỗi ngày như đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang, đạp xe, yoga…
Để tập thể dục cho não, bạn hãy dành thời gian để chơi các trò chơi trí tuệ như đánh cờ tướng, nhìn hình đoán chữ, rubik…
Bạn cũng cần khám sức khỏe thường xuyên để tầm soát kịp thời những yếu tố nguy cơ tác động đến sức khỏe não bộ.
Trong công việc hàng ngày, bạn cần hạn chế tối đa mọi sự căng thẳng vì đây là yếu tố nguy cơ cao khiến não mệt mỏi. Nếu bị căng thẳng thường xuyên, bạn có thể bị rối loạn chức năng não hoặc suy giảm trí nhớ.
Trương Phương Đài/ HELLO BACSI
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!