Giai đoạn 1 (viêm đa khớp dạng thấp nhẹ)
Ngăn ngừa tổn thương khớp bằng cách kiểm soát các phản ứng viêm là mục tiêu chủ yếu của việc điều trị khi bệnh vẫn còn ở giai đoạn nhẹ. Do đó, bác sĩ có thể đề nghị:
- Sử dụng thuốc một số loại thuốc kê toa như:
- Thuốc steroid liều thấp
- Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD)
- Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID)
- Thay đổi các thói quen sống lành mạnh (bỏ thuốc lá, duy trì cân nặng hợp lý…)
Giai đoạn 2 (viêm khớp dạng thấp có xu hướng tiến triển)
Ở giai đoạn này, người bệnh dễ cảm thấy mệt mỏi và gặp khó khăn với các công việc thường ngày. Để khắc phục tình trạng trên, bác sĩ có thể yêu cầu:

- Kết hợp nhiều loại thuốc thuộc nhóm DMARD với nhau, chẳng hạn như methotrexate với sulfasalazine và hydroxychloroquine
- Kê toa các thuốc DMARD sinh học, ví dụ như certolizumab pegol, etanercept …
- Chỉ định bạn dùng thuốc ức chế Januskinase (JAK) (baricitinib, tofacitinib hoặc upadacitinib)
Mặt khác, nếu tình trạng viêm ở một khớp cụ thể trở nặng, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm steroid tại chỗ để thuyên giảm. Sau đó, bạn có thể tiếp tục kiểm soát bệnh bằng cách tập thể dục phù hợp hoặc tập vật lý trị liệu nếu cần thiết.
Giai đoạn 3 và 4 (viêm đa khớp dạng thấp nặng)
Nếu được chẩn đoán viêm khớp dạng thấp nặng, bạn sẽ cần dùng kết hợp nhiều loại thuốc ức chế TNF hoặc thuốc sinh học để kiểm soát tình trạng viêm. Trong trường hợp thuốc không đem lại hiệu quả như mong đợi, phẫu thuật sẽ là lựa chọn điều trị cuối cùng. Các loại phẫu thuật thường dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp gồm:
- Thay khớp
- Hàn cứng khớp (arthrodesis)
- Sửa gân
Thực tế, quá trình tiến triển của bệnh viêm đa khớp dạng thấp ở mỗi người không giống nhau. Kiểm soát, điều trị bệnh hiệu quả ngay từ đầu có thể giúp làm chậm hoặc thậm chí là ngăn chặn sự tiến triển của tình trạng sức khỏe này. Đây cũng là lý do vì sao bạn nên nắm rõ cách nhận biết triệu chứng viêm khớp dạng thấp của từng giai đoạn, từ đó sớm có biện pháp can thiệp phù hợp.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!