backup og meta

Bệnh giả gout

Bệnh giả gout

Tìm hiểu chung

Bệnh giả gout là gì?

Bệnh giả gout là một dạng viêm khớp đặc trưng bởi những cơn sưng đau đột ngột ở một hoặc nhiều khớp xương của bạn. Các cơn đau có thể kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Khớp thường bị ảnh hưởng nhất là khớp gối. Những khớp khác cũng bị ảnh hưởng bao gồm: mắt cá chân, cổ tay, khuỷu tay và vai.

Do sự tương đồng về triệu chứng với bệnh gút nhưng không cùng nguyên nhân, bệnh này được gọi là bệnh giả gout.

bệnh giả gout

Những ai thường mắc phải bệnh giả gout?

Bệnh giả gout có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng thường ở người lớn hơn 60 tuổi. Theo thống kê, một nửa số bệnh nhân bị bệnh giae gout trên 85 tuổi. Ngoài ra, những người bị chấn thương nặng ở khớp cũng mắc phải bệnh gout giả ở khớp bị chấn thương.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giả gout

Triệu chứng của bệnh giả gout là khớp đột ngột đau, sưng, nóng và tấy đỏ. Cơn đau thường dai dẳng và càng tệ nếu bạn di chuyển. Những hoạt động thường ngày như đi bộ, thay quần áo và mang vác trở nên khó khăn. Thỉnh thoảng, bạn có thể bị đau nhiều khớp cùng lúc.

Dù xuất hiện không báo trước nhưng những triệu chứng trên cần sự kích phát bởi điều kiện nhất định như phẫu thuật hoặc tình trạng bệnh khác và luôn biến mất sau thời gian điều trị. Nếu không chữa trị, bệnh sẽ kéo dài nhiều tuần hoặc hơn.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu khớp bạn bị đau đột ngột và sưng. Càng chần chừ, bệnh của bạn sẽ càng tệ và có thể gây đau đớn dài hạn. Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh giả gout là gì?

Nguyên nhân gây ra các cơn đau của bệnh giả gout là sự thải ra và tích tụ các tinh thể canxi pyro-photphat vào khớp. Những tinh thể này trở nên nhiều hơn khi bạn già đi và xuất hiện trong gần một nửa người trên 85 tuổi. Tuy nhiên, hầu hết những người mang tinh thể này không phát triển bệnh giả gout. Hiện, các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được hiện tượng này. Bệnh giả gout không phải do truyền nhiễm và không lây lan.

nguyên nhân gây bệnh giả gout

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh giả gout?

Những tác nhân khiến nguy cơ mắc ệnh giả gout tăng bao gồm:

  • Tuổi tác: Nguy cơ bị bệnh sẽ tăng lên theo tuổi tác của bạn.
  • Chấn thương khớp: Chấn thương khớp nghiêm trọng hoặc phải phẫu thuật, làm tăng nguy cơ mắc bệnh giả gout trong khớp đó.
  • Rối loạn di truyền: Một số gia đình có khuynh hướng di truyền sự phát triển bệnh giả gout. Những người đó có nguy cơ bị bệnh ngay cả khi còn trẻ.
  • Mất cân bằng dinh dưỡng: Nguy cơ của bệnh giả gout cao hơn nếu bạn có quá nhiều canxi hoặc sắt trong máu hoặc quá ít magiê.
  • Các yếu tố nguy cơ khác: Bệnh cũng dễ xuất hiện nếu bạn có tuyến giáp yếu hoặc tuyến cận giáp hoạt động quá mức.

Các biến chứng

Các chất lắng đọng tinh thể liên quan đến giả mạc cũng có thể gây ra tổn thương khớp, có thể bắt chước các dấu hiệu và triệu chứng của viêm xương khớp hoặc viêm khớp dạng thấp.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán đoán bệnh giả gout?

Do triệu chứng của bệnh giả gout giống với bệnh gút và một số bệnh viêm nhiễm khác nên để chẩn đoán, bác sĩ cần tiến hành một số kiểm tra sau:

  • Xét nghiệm máu để kiểm tra các vấn đề ở tuyến giáp, tuyến cận giáp cũng như sự mất cân bằng khoáng chất có thể liên quan đến bệnh giả gout.
  • Rút dịch khớp ở khớp bị đau và tìm các mảnh canxi pyrophotphat có thể gây bệnh dưới kính hiển vi.
  • Chụp X-quang khớp bị đau thường có thể giúp bác sĩ tìm thấy các tổn thương và các tinh thể tích tự trong sụn khớp.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh giả gout?

Hiên nay, vẫn chưa có cách loại bỏ các tinh thể canxi pyrophotphat trong khớp gây bệnh giả gout, nhưng bác sĩ có thể kê thuốc kháng viêm để giảm triệu chứng như ibuprofen, naproxen, hay indomethacin.

Thi thoảng, những thuốc giảm đau mạnh hơn như prednisone hay colchicine dùng trong điều trị bệnh giả gout cũng có thể được bác sĩ đưa vào đơn thuốc.

Phẫu thuật hút và thay dịch khớp sẽ được bác sĩ đề nghị cho bạn nếu chữa bằng thuốc không thành công. Đây là liệu pháp giảm đau nhanh nhất và bạn sẽ khỏi hoàn toàn sau phẫu thuật.

Phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh giả gout?

phòng ngừa bệnh giả gout

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:

  • Thả lỏng vùng cơ thương tổn đến khi bạn cảm thấy đỡ hơn. Bạn có thể dùng túi chườm đá để giảm sưng tấy nếu cần.
  • Nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Gọi cho bác sĩ nếu việc điều trị không làm giảm triệu chứng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản tải về

Porter, R. S., Kaplan, J. L., Homeier, B. P., & Albert, R. K. (2009). The Merck manual home health handbook. Whitehouse Station, NJ, Merck Research Laboratories. Trang 597.

Pseudogout. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pseudogout/basics/risk-factors/con-20028152. Ngày truy cập: 01/10/2015

Calcium Pyrophosphate Dihydrate Deposition Disease (CPPD, or Pseudogout). https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4756-calcium-pyrophosphate-dihydrate-deposition-disease-cppd-or-pseudogout. Ngày truy cập: 02/07/2021

Calcium Pyrophosphate Deposition (CPPD). https://www.rheumatology.org/I-Am-A/Patient-Caregiver/Diseases-Conditions/Calcium-Pyrophosphate-Deposition-CPPD. Ngày truy cập: 02/07/2021

Pseudogout. https://familydoctor.org/condition/pseudogout/. Ngày truy cập: 02/07/2021

Pseudogout. https://www.assh.org/handcare/condition/pseudogout. Ngày truy cập: 02/07/2021

Phiên bản hiện tại

24/04/2024

Tác giả: Giang Lê

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

Hãy cẩn thận! Cơn đau khớp của bạn có thể là viêm cột sống dính khớp

Người bệnh gút nên ăn gì? Thực đơn cho người bệnh gout


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 24/04/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo