4. Dị ứng
Ngón tay bị sưng có thể xảy ra do viêm da tiếp xúc. Da ở tay bị kích ứng khi tiếp xúc với chất tẩy rửa, nước hoa, cây độc,… bị dị ứng và sưng lên. Thông thường, tình trạng này thường hết sau 2 – 3 tuần.
5. Nhiễm trùng
Nhiễm trùng xảy ra khi có vết cắt, vết nứt hoặc vết thương bị đâm thủng ở ngón tay. Lúc này, vi khuẩn sẽ xâm nhập và gây nhiễm trùng. Để đối phó, các tế bào bạch cầu đổ xô đến vị trí này để loại bỏ vi khuẩn lạ. Điều này có thể dẫn đến ngón tay bị sưng, kèm theo đỏ, nóng, đau, sốt và ớn lạnh.

6. Chế độ ăn quá nhiều muối làm ngón tay bị sưng
Cơ thể thường có cơ chế giữ cân bằng giữa muối và nước, vì vậy, khi bạn ăn quá nhiều muối, cơ thể sẽ bù lại bằng cách giữ lại nhiều nước hơn, dẫn đến sưng tấy ngón tay. Tình trạng sưng tấy ngón tay do ăn mặn thường nhẹ và có thể tự khỏi trong vòng từ 1 đến 2 ngày, nhưng nếu nó kéo dài thì hãy đến gặp bác sĩ.
7. Giảm tuần hoàn đến ngón tay
Điều này có thể xảy ra do đeo trang sức ở tay quá chật hoặc phù bạch huyết.
Phù bạch huyết xảy ra khi hạch hoặc mạch bạch huyết bị tổn thương, khiến dịch bạch huyết bị ứ đọng lại cánh tay và bàn tay. Điều này dẫn đến sưng mô ở các ngón tay, và phổ biến hơn là ở toàn bộ cánh tay và bàn tay. Phù bạch huyết thường xảy ra nhất ở các bệnh nhân ung thư vú cần cắt bỏ hạch bạch huyết để điều trị.
8. Bệnh tự miễn
Trong các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống, vảy nến, xơ cứng bì, hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh và gây ra viêm toàn bộ cơ thể, trong đó có ngón tay. Ngoài ngón tay bị sưng, bệnh nhân còn gặp các triệu chứng khác gồm đau khớp, mệt mỏi, sụt cân, phát ban đỏ.
9. Tác dụng phụ của thuốc có thể khiến ngón tay bị sưng
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!