Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Viêm khớp vảy nến là một dạng viêm khớp xuất hiện ở những bệnh nhân bị mắc bệnh da vảy nến nghiêm trọng. Bệnh gây viêm một số khớp nhất định và phát ban. Các vùng thường bị ảnh hưởng nhất là ngón tay, cổ và lưng dưới. Mắt, móng và tim cũng có thể bị viêm nhưng ít thường xuyên hơn. Phát ban thường bắt đầu trước khi đau khớp nhưng một số người sẽ không nhận ra cho tới sau khi cơn đau phát triển.
Viêm khớp vảy nến ảnh hưởng đến cả da và hệ thống cơ xương. Các khớp thường bị ảnh hưởng là các khớp ngoại biên (gần các móng) của các ngón tay hoặc ngón chân, cũng như cổ tay, đầu gối, mắt cá chân và lưng dưới.
Các triệu chứng ở cơ xương có thể bao gồm:
Triệu chứng ngoài da có thể bao gồm:
Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu bạn bị vảy nến, bạn nên thông báo với bác sĩ khi bạn bắt đầu bị đau khớp. Cơn đau có thể đột ngột hoặc kéo dài nhưng nếu không được trị kịp thời sẽ gây tổn thương khớp.
Ngoài ra nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy trực tiếp tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp vảy nến chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng sự kết hợp của yếu tố di truyền và môi trường có thể đóng vai trò quan trọng. Một số nghiên cứu đã cho thấy, những người bị viêm khớp vảy nến thường có một thành viên trong gia đình bị bệnh vảy nến hoặc viêm khớp. Ở những người nhạy cảm, một bệnh nhiễm trùng có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch và kích thích sự phát triển của bệnh viêm khớp vảy nến.
Theo thống kê, có khoảng 10% đến 20% người mắc phải vảy nến bị viêm khớp vảy nến. Bệnh thường xảy ra nhất ở người từ 30 đến 50 tuổi và tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ là ngang nhau. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những tác nhân khiến nguy cơ viêm khớp vảy nến tăng bao gồm:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Để chẩn đoán viêm khớp vảy nến, đầu tiên bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh sử của bạn và khám lâm sàn. Hiện tại, không có một xét nghiệm nào có thể đảm bảo chẩn đoán bệnh viêm khớp vảy nến. Tuy nhiên, bác sĩ có thể sử dụng một số xét nghiệm để loại trừ các bệnh có cùng triệu chứng khác như thấp khớp hay bệnh gút. Các xét nghiệm bao gồm:
Xét nghiệm chất dịch trong khớp: bác sĩ sẽ rút dịch trong khớp của bạn để làm xét nghiệm tìm các tinh thể axit uric, một tinh thể thường thấy ở người bị bệnh gút. Do đó xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ loại trừ nguy cơ bệnh gút.
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp hoàn toàn chữa khỏi bệnh viêm khớp vảy nến. Tuy nhiên, với việc phát hiện bệnh sớm, bạn có thể sống chung với bệnh dễ dàng.
Phương pháp phổ biến và hiệu quả hiện giờ là kết hợp thuốc, vật lý trị liệu và tập thể dục. Các thuốc kháng viêm không chứa steroid có thể giúp giảm đau và sưng. Nếu thuốc kháng viêm không hiệu quả, bác sĩ da liễu có thể kê thuốc đặc trị vảy nến nhằm làm chậm quá trình phát triển bệnh viêm khớp. Tuy nhiên, các thuốc này thường có tác dụng phụ nghiêm trọng và cần được theo dõi cẩn thận.
Bạn nên có kiến thức về bệnh viêm khớp vảy nến vì đây là bệnh suốt đời. Tập thể dục cũng quan trọng không kém để khớp chuyển động đúng cách và làm khỏe cơ. Xen kẽ nghỉ ngơi và vận động giúp bạn xua tan mệt mỏi và quên đi tình trạng bệnh của mình.
Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản tải về
Porter, R. S., Kaplan, J. L., Homeier, B. P., & Albert, R. K. (2009). The Merck manual home health handbook. Whitehouse Station, NJ, Merck Research Laboratories. Bản in. Trang 569
Psoriatic Arthritis. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/psoriatic-arthritis/basics/treatment/con-20015006. Ngày truy cập 01/10/2015
Psoriatic Arthritis. http://www.niams.nih.gov/Health_Info/Psoriatic_Arthritis/default.asp. Ngày truy cập 01/10/2015