Vì là một loại gia vị mạnh nên ngay cả khi pha loãng với sữa để có món sữa nghệ, các thành phần của củ nghệ vẫn có thể gây khó chịu cho dạ dày nếu bạn bị ợ nóng thường xuyên hoặc bị loét. Do vậy, hãy chú ý đến liều lượng bạn nhé.
4. Hỗ trợ giảm cân, giảm béo bụng
Việc uống trà nghệ là một cách tuyệt vời để giúp đạt được mục tiêu giảm cân. Chất curcumin, một thành phần hoạt chất trong củ nghệ có vai trò chính trong việc giúp đốt cháy chất béo bằng cách tăng quá trình trao đổi chất.
Curcumin cũng có thể giúp giữ lượng đường trong máu ở phạm vi lành mạnh, ngăn ngừa tăng cân và hỗ trợ giảm cân. Ngoài ra, trà nghệ giúp giải độc cơ thể, đặc biệt là gan.
5. Uống trà nghệ tốt cho mắt
Đôi mắt là bộ phận phải hoạt động nhiều nhất nhưng lại chẳng mấy khi nhận được sự quan tâm đúng mức. Khi chúng ta già đi, nguy cơ mất thị lực sẽ trở nên lớn hơn. Đối với những người bị viêm võng mạc sắc tố thì tình trạng nhìn không rõ và mất thị lực là một mối đe dọa rất thực tế.
Mặc dù yếu tố di truyền đóng vai trò rất lớn trong việc này nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy nghệ có thể giúp ngăn ngừa sự tích tụ protein gây mù lòa.
6. Chống lại tình trạng nhiễm trùng
Trà nghệ mang đến lợi ích chống viêm giúp giảm đau do nhiễm trùng đường hô hấp trên gây ra, chẳng hạn như nhiễm trùng xoang và viêm họng. Ngoài ra, thức uống này còn có tính kháng khuẩn, giúp đẩy lùi tình trạng nhiễm trùng ra khỏi cơ thể.
7. Trà nghệ không có tác dụng phụ so với thuốc chống đông máu

Những người bị thuyên tắc phổi và huyết khối tĩnh mạch sâu có thể được gợi ý chuyển sang dùng trà nghệ thay thế cho việc sử dụng các loại thuốc như ibuprofen, warfarin, aspirin và diclofenac. Mặc dù hiệu quả, nhưng những loại thuốc chống đông máu này còn tiềm ẩn tác dụng phụ, bao gồm xuất huyết và chảy máu quá nhiều. Trong khi đó, việc sử dụng củ nghệ cho mục đích chống đông máu hiện chưa ghi nhận là có tác dụng phụ nào.
Do vậy, nếu gặp các vấn đề kể trên, bạn hãy cân nhắc đến thức uống tốt cho sức khỏe này nhé.
8. Ngăn ngừa và điều trị Alzheimer
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất curcumin có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh thoái hóa thần kinh. Khả năng chống oxy hóa và chống viêm từ trà nghệ còn được cho là làm giảm tổn thương tế bào, viêm và bệnh lắng đọng amyloid hoặc mảng bám xảy ra với những tình trạng sức khỏe này.
Curcumin cũng có thể làm chậm hoặc ngăn chặn một số thay đổi protein liên quan đến tuổi và tình trạng thoái hóa thần kinh.
Mách bạn cách pha trà nghệ tại nhà
Để pha một tách trà nghệ không khó, bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Nước: 300ml
- Bột nghệ nguyên chất: 1 – 2 thìa cà phê
- Mật ong: tùy theo khẩu vị
- Chanh: tùy theo khẩu vị
- Nước cam ép: tùy theo khẩu vị
- Sữa: tùy theo khẩu vị
Cách thực hiện:
- Đun sôi nước, cho vô bình.
- Đổ bột nghệ vào bình nước sôi và để yên trong 5-10 phút.
- Lọc trà qua khăn vải sạch và để cho trà nguội bớt rồi thêm vào mật ong, chanh tươi hoặc nước cam ép và sữa tùy theo khẩu vị rồi thưởng thức.
Không phải ai cũng thích hương vị của nghệ nên việc thêm mật ong và chanh là một gợi ý khá hay. Ngoài ra, bạn còn có thể biến tấu thêm cho thức uống bằng cách cho thêm sữa dừa, sữa hạnh nhân. Các chuyên gia khuyến khích sử dụng bột từ củ tươi khi pha trà nghệ nhằm đem đến kết quả tốt nhất.
Phương Uyên/HELLO BACSI