backup og meta

7 tác hại của kẹo cao su có thể bạn chưa biết

7 tác hại của kẹo cao su có thể bạn chưa biết

Bạn có thể trông già đi chục tuổi vì làn da nhăn nheo do ăn quá nhiều kẹo cao su. Vì vậy, đừng lạm dụng để tránh các tác hại của kẹo cao su nhé!

Nhai kẹo cao su sẽ giúp bạn giảm 5% lượng calo so với những người không nhai kẹo. Tuy nhiên, nếu bạn không nhai kẹo đúng cách, kẹo cao su có thể là thủ phạm bất ngờ khiến bạn tăng cân và một số vấn đề khác đấy.

1. Ăn uống kém lành mạnh hơn

Nhiều người nhai một thanh kẹo cao su để giảm bớt sự thèm ăn. Về mặt lý thuyết, nhai kẹo giúp họ tránh ăn các thức ăn không lành mạnh. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy kẹo cao su làm giảm động lực ăn những thức ăn dinh dưỡng, giảm cảm giác đói và những người ăn nhiều kẹo cao su có bữa ăn kém dinh dưỡng hơn so với những người không ăn.

Người nhai kẹo cao su thường giảm ăn trái cây hơn và thay vào đó, họ nạp nhiều ăn thức ăn vặt không tốt cho sức khỏe như khoai tây chiên và kẹo. Điều này có thể là do hương vị bạc hà trong đa số các loại kẹo cao su khiến cho bạn có cảm giác đắng miệng khi ăn rau quả và trái cây. Hãy thử nhâm nhi một tách trà xanh trước bữa ăn để hạn chế sự thèm ăn thay vì nhai kẹo cao su nhé! Bạn có thể đọc thêm 5 điều bất ngờ về kẹo cao su nếu muốn biết nhiều hơn về loại kẹo này.

2. Rối loạn thái dương hàm TMJ

Nếu bạn nhai một bên nhiều hơn bên còn lại thì việc nhai kẹo cao su có thể dẫn đến sự mất cân bằng cơ hàm hay hội chứng rối loạn thái dương hàm (TMJ) và dẫn đến tình trạng đau mãn tính.

Nhiều người bị đau quai hàm, đầu và cổ, có thể bị đau đầu, đau taiđau răng theo thời gian. Ăn một quả táo thay thế sẽ giúp bạn giảm cảm giác muốn nhai một cái gì đó và cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

3. Rối loạn tiêu hóa khi ăn nhiều

Bạn sẽ nuốt không khí dư thừa khi nhai kẹo cao su, dẫn đến đau bụng và đầy bụng do hội chứng ruột kích thích (IBS).

Ngoài ra, khi nhai kẹo cao su, bạn gửi đến cơ thể tín hiệu rằng đó là thực phẩm đang được đưa vào cơ thể, dẫn đến việc các enzyme và axit được kích hoạt trong khi không có thức ăn để tiêu hóa, gây ra đầy bụng, thừa axit dạ dày. Một số người cũng có thể xuất hiện các triệu chứng bất lợi tiêu hóa, như tiêu chảy, từ các chất làm ngọt nhân tạo thường thấy trong kẹo cao su.

4. Gặp vấn đề răng miệng

Một trong những tác hại của kẹo cao su là nếu kẹo cao su chứa đường thì bạn đã bao bọc răng bằng đường trong lúc nhai, dễ dàng dẫn đến sâu răng. Thậm chí nếu nhai kẹo cao su không có đường thì bạn vẫn có nguy cơ gặp vấn đề răng miệng vì kẹo cao su không đường có chứa chất chua và chất bảo quản có tính axit, có thể dẫn đến ăn mòn răng, thậm chí kẹo có chứa xylitol sẽ chống sán lá. Tẩy trắng răng khi ăn kẹo cao su về lâu dài sẽ bào mòn răng của bạn.

5. Có thể bị nhiễm độc thủy ngân

Nếu bạn đang niềng răng hoặc hàn răng thì hãy tránh nhai kẹo cao su, vì trong các hỗn hợp hàn răng thường chứa bạc, thiếc và thủy ngân. Khi bạn nhai kẹo sẽ phá vỡ các hỗn hợp, giải phóng thủy ngân vào hệ thống tiêu hóa, trong khi thủy ngân là chất kịch độc đối đối với cơ thể người.

6. Dễ hình thành nếp nhăn trên mặt

Có thể bạn muốn có hơi thở ngọt ngào, thơm tho nhưng nhai kẹo cao su nhiều sẽ dẫn đến nếp nhăn, vì nhai kẹo khiến miệng bạn phải liên tục hoạt động. Bạn biết đó, sẽ rất khó để loại bỏ khi nếp nhăn đã xuất hiện. Giải pháp đơn giản là bạn có thể sử dụng bạc hà, miếng ngậm thơm miệng hay nước súc miệng để thay thế nhé!

7. Nuốt kẹo cao su có thể gây tắc ruột

Trẻ nhỏ rất dễ nuốt khi nhai kẹo cao su. Thành phần của loại kẹo này có gôm nên không tiêu hóa được và ở lại mãi mãi trong dạ dày, có thể bị tắc ruột, nguy hiểm tính mạng của trẻ. Để xử lý khi lỡ nuốt kẹo cao su, đặc biệt là đối với trẻ em thì hãy cho trẻ uống thật nhiều nước và ăn cháo với rau cắt nhỏ nhằm tránh cho bé bị táo bón và tắc ruột.

Như vậy, tuy giúp hơi thở thơm mát hơn đồng thời có những lợi ích như giúp bạn giảm cân thì bạn vẫn cần cân nhắc nhai kẹo cao su một cách hợp lý để tránh các tác hại của kẹo cao su nhé!

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Diet Myth or Truth: Chewing Gum for Weight Loss 

http://www.webmd.com/diet/obesity/features/diet-myth-or-truth-chewing-gum-for-weight-loss

Ngày truy cập 26/03/2017

Does Chewing Sugar-Free Gum Help You Lose Weight?

http://www.livestrong.com/article/541275-does-chewing-sugar-free-gum-help-you-lose-weight/

Ngày truy cập 26/03/2017

Phiên bản hiện tại

11/01/2018

Tác giả: Xuyến Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Phú Trung


Bài viết liên quan

Cách làm xíu mại lành mạnh cho người bệnh mạn tính

Hướng dẫn cách làm tôm sốt Thái cho người bệnh mạn tính


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Xuyến Phạm · Ngày cập nhật: 11/01/2018

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo