backup og meta

10 tác dụng của đậu bắp và cách ngâm đậu bắp

10 tác dụng của đậu bắp và cách ngâm đậu bắp

Đậu bắp là loại rau ăn quả khá quen thuộc với bữa cơm của nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết các tác dụng của đậu bắp tuyệt vời như thế nào đối với sức khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, quả đậu bắp có lượng calo thấp, giàu chất dinh dưỡng và chất oxy hóa rất có lợi cho sức khỏe tổng thể. Vậy cụ thể ăn đậu bắp có tác dụng gì?

Cùng tìm hiểu rõ hơn về các tác dụng đậu bắp thông qua bài viết dưới đây của Hello Bacsi bạn nhé.

Giá trị dinh dưỡng có trong 100g đậu bắp

Đậu bắp khá phổ biến trong các món ăn của người Việt, trong khi đậu bắp chứa nhiều dinh dưỡng mà bạn không biết. Cụ thể trong 100g đậu bắp có chứa 33 calo, 3.2 g chất xơ, 82mg canxi, 299mg kali, 7.45g carbohydrate, 60.00 mcg Vitamin B9 (Folate), cùng tổ hợp vitamin B như vitamin B2, B3, B5, B6.

Đặc biệt đậu bắp không chứa cholesterol hoặc chất béo bão hòa gây hại cho cơ thể, mà còn mang nhiều lợi ích đặc biệt giúp tiêu hoá tốt.

10 tác dụng của đậu bắp mà bạn chưa biết

1. Tác dụng của đậu bắp giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu

Ăn đậu bắp có tác dụng gì hay công dụng của đậu bắp là gì… là thắc mắc của không ít người. Theo các chuyên gia sức khỏe, một người bị thiếu máu có thể nhận được những lợi ích của quả đậu bắp từ việc tiêu thụ nước ép của nó. Nguyên nhân vì đậu bắp rất giàu vitamin K, vitamin B, sắt, kali, kẽm, canxi, mangan và magiê… giúp tạo ra nhiều tế bào hồng cầu trong cơ thể.

2. Công dụng của đậu bắp: Chữa ho và viêm họng

Ăn đậu bắp có tác dụng gì
Quả đậu bắp có tác dụng gì?

Uống nước đậu bắp có tác dụng gì? Nước ép từ quả đậu bắp cũng được tận dụng để điều trị đau họng và ho nặng. Một người bị đau họng và ho có thể thưởng thức nước ép đậu bắp. Đặc tính kháng khuẩn và khử trùng của đậu bắp sẽ rất hữu ích trong trường hợp này.

3. Ăn đậu bắp có tốt không? Có thể hỗ trợ trị bệnh tiểu đường

Đậu bắp chứa các chất giống như insulin giúp giảm lượng đường trong máu, có lợi cho quá trình hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Việc tiêu thụ nước ép đậu bắp giúp giảm lượng đường trong máu. Vì vậy, để tận dụng tác dụng của đậu bắp, hãy uống nước ép đậu bắp thường xuyên để kiểm soát bệnh tiểu đường.

4. Công dụng của đậu bắp giúp cải thiện sinh lý nam giới

tác dụng của đậu bắp
Đậu bắp có tác dụng gì với sức khoẻ nam giới?

Một nghiên cứu gần đây cho biết quả đậu bắp có chứa dạng glucide phức polysaccharide và các thành phần dinh dưỡng hữu ích, có thể giúp tăng cường dòng máu chảy vào vùng sinh dục, gây cương cứng. Điều này góp phần cải thiện sinh lý phái mạnh. 


Bạn có thể nhận lấy tác dụng từ đậu bắp trong các bữa ăn hàng ngày bằng cách thay đổi các kiểu ăn sống, luộc, nướng hoặc nấu canh… sao cho phù hợp khẩu vị.

5. Đậu bắp có tác dụng gì? Giúp giảm mức cholesterol

Ngoài những lợi ích trên thì quả đậu bắp còn mang lại những công dụng gì hay ăn đậu bắp có tác dụng gì? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đậu bắp có chứa rất nhiều chất xơ hòa tan nên giúp cơ thể giảm mức cholesterol. Việc tiêu thụ thường xuyên loại nước ép này có thể làm giảm mức cholesterol trong máu và bảo vệ trái tim của bạn.

Ngoài việc bổ sung quả đậu bắp vào bữa ăn hàng ngày một cách thường xuyên để tận dụng lợi ích tốt cho sức khỏe, bạn cũng cần tránh xa các loại thức ăn nhanh và hạn chế dùng chất béo để việc giảm mức cholesterol được hiệu quả hơn.

6. Công dụng đậu bắp: Hỗ trợ hệ tiêu hóa

tác dụng của đậu bắp
Tác dụng của quả đậu bắp ngừa táo bón

Quả đậu bắp có tác dụng gì? Chất xơ trong đậu bắp không chỉ giúp kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu mà còn giúp giảm táo bón. Đậu bắp hoạt động như thuốc nhuận tràng tự nhiên, hàm lượng chất xơ trong đậu bắp liên kết với các độc tố và làm giảm nhu động ruột.

Lưu ý là bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích và một số bệnh đường ruột khác dễ nhạy cảm với đậu bắp vì loại thực phẩm này có hàm lượng fructan cao, một loại carbohydrate có thể dẫn đến chuột rút, tiêu chảy và đầy hơi.

7. Cải thiện hệ miễn dịch

Hệ thống miễn dịch có khả năng giúp cơ thể chống lại các bệnh khác nhau, chẳng hạn như cảm lạnh và cúm. Khi đó, nếu sử dụng nước ép đậu bắp với lượng vitamin C và chất chống oxy hóa dồi dào sẽ giúp bạn khỏe mạnh và đỡ mắc nhiều bệnh.

Bạn nên nấu chín đậu bắp ở nhiệt độ thấp hoặc vừa phải nhằm bảo toàn nguồn dinh dưỡng khi sử dụng.

8. Ăn đậu bắp có tác dụng gì? Đậu bắp giúp làm đẹp da

quả đậu bắp
Uống nước đậu bắp mỗi ngày có tốt không?

Nếu bạn chưa biết uống nước đậu bắp luộc có tác dụng gì thì thói quen ăn hoặc uống nước đậu bắp thường xuyên cũng giúp cải thiện sức khỏe của da. Các chất chống oxy hóa giúp thanh lọc máu và giảm mụn trứng cá và các bệnh ngoài da khác, gây ra bởi các tạp chất trong máu. Do đó, việc thường xuyên tiêu thu quả đầu bắp có thể giúp làn da trở nên mịn màng hơn.

Ngoài sử dụng đậu bắp như một món ăn, bạn cũng có thể nghiền nát và đắp mặt nạ đậu bắp khoảng 2 lần mỗi tuần để có một làn da tươi sáng và mịn màng.

9. Tác dụng của đậu bắp: giảm triệu chứng hen suyễn

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc tác dụng của quả đậu bắp là gì thì câu trả lời là đậu bắp có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Nguyên do là bởi trong quả đậu bắp có chứa hàm lượng vitamin C và các chất chống oxy hóa cao. Loại vitamin này có liên quan đến khả năng giảm bớt các vấn đề về đường hô hấp như hen suyễn. Do đó, khi dùng đậu bắp thì bạn sẽ đỡ khó chịu hơn với các triệu chứng hen đồng thời giảm khả năng bị hen suyễn.

Hãy nhớ


Khi bị hen suyễn, bạn cần tránh những thức ăn có thể gây dị ứng, cần ăn thêm hành tây, tỏi, nghệ, ớt và hạn chế muối. Ngoài ra, bạn cần giữ tinh thần thư thái, không căng thẳng quá mức và tập luyện thể dục vừa sức.

10. Tác dụng của đậu bắp chữa bệnh khớp

ăn đậu bắp

Nhờ nguồn vitamin K và folate dồi dào trong đậu bắp, loại thực phẩm này cũng được coi là cứu tinh trong việc ngăn ngừa mất xương, tăng mật độ của xương, giúp xương chắc khỏe hơn và phòng bệnh loãng xương. Đậu bắp không chỉ dùng để ăn mà uống nước đậu bắp cũng cực kỳ tốt cho sức khỏe.

Hướng dẫn cách ngâm đậu bắp

Ngoài các món ăn thông thường, bạn có thể thử áp dụng cách làm nước đậu bắp theo hướng dẫn sau đây:

  • Bước 1: Bạn rửa sạch cắt sơ chế 4 trái đậu bắp
  • Bước 2: Cắt bỏ đầu đuôi và cắt lát nghiêng theo chiều dọc.
  • Bước 3: Sau đó, bạn ngâm đậu bắp vào một cốc nước (khoảng 259ml nước) và để qua đêm

Sau đó chất nhầy trong đậu bắp sẽ được tiết ra và bạn lọc lấy nước để uống. Bạn có thể uống cốc nước đậu bắp này vào buổi sáng khi bụng chưa có gì và thưởng thức bữa sáng vào 30 phút sau.

Như bạn thấy, đậu bắp chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa thiết yếu, giúp cơ thể chống lại các bệnh khác nhau và cải thiện khả năng miễn dịch. Bạn cũng có thể uống nước đậu bắp để nhận được nhiều tác dụng của quả đậu bắp hơn so với nấu chín nhé.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Vitamin K: Fact sheet for consumers. (2018).
https://ods.od.nih.gov/factsheets/vitamink-healthprofessional/

Okra, raw. (2019).
https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/169260/nutrients

Nutritional quality and health benefits of okra (Abelomoshcus Esculentus): A review.
https://globaljournals.org/GJMR_Volume14/5-Nutritional-Quality-and-Health.pdf

Vitamin K: Fact sheet for consumers. (2018).
https://ods.od.nih.gov/factsheets/vitamink-healthprofessional/

Hypolipidemic activity of okra is mediated through inhibition of lipogenesis and upregulation of cholesterol degradation

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23606408/

Ngày truy cập: 26/09/2021

Okra, raw

https://www.nutritionvalue.org/Okra%2C_raw_nutritional_value.html

Ngày truy cập 08/08/2023

Health Benefits of Okra

https://www.natural-cure.org/blog/diet-and-nutrition/health-benefits-of-okra/

Ngày truy cập 08/08/2023

Phiên bản hiện tại

08/08/2023

Tác giả: Lan Quan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Trần Thùy Linh


Bài viết liên quan

Kẽm có trong thực phẩm nào? 9 thực phẩm giàu kẽm quen thuộc

Sinh tố bơ bao nhiêu calo? 5 công thức làm sinh tố bơ thơm ngon, bổ dưỡng


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 08/08/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo