backup og meta

Lợi ích của củ nghệ giúp cơ thể khỏe đẹp

Lợi ích của củ nghệ giúp cơ thể khỏe đẹp

Lợi ích của củ nghệ đã được y học chứng minh. Nếu bạn biết cách tận dụng, bạn sẽ có được sự khỏe đẹp từ trong ra ngoài.

Củ nghệ có chứa hóa chất gọi là curcumin. Curcumin và các hóa chất khác chứa trong nghệ có thể làm giảm sưng (hoặc viêm). Ngoài ra, nghệ cũng mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe con người.

Củ nghệ là gia vị rất phổ biến trong những món ăn hàng ngày. Không chỉ giúp thức ăn trông ngon và hấp dẫn hơn, nghệ còn mang lại một số tác dụng chữa bệnh nhất định. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Lợi ích của củ nghệ trong việc giảm lượng cholesterol “xấu”

lợi ích của củ nghệ trong việc giảm cholesterol xấu

Nghiên cứu cho thấy việc uống chiết xuất nghệ hai lần mỗi ngày trong vòng 3 tháng có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol tổng thể trong máu, cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL hay còn gọi là cholesterol “xấu’) và triglycerides ở những người thừa cân có lượng cholesterol cao.

Lợi ích của củ nghệ trong chữa bệnh viêm xương khớp

Một số nghiên cứu cho thấy việc uống hoặc dùng chiết xuất nghệ riêng lẻ hoặc kết hợp với các thành phần thảo dược khác có thể giúp giảm đau và cải thiện chức năng xương ở những người bị viêm xương khớp. Một số nghiên cứu còn cho thấy khả năng hoạt động như ibuprofen của nghệ trong việc giảm những cơn đau do viêm xương khớp. Tuy nhiên, nghệ dường như không có hiệu quả như diclofenac trong việc cải thiện tình trạng cơn đau và chức năng ở những người bị viêm xương khớp.

Ngứa ngáy (chứng ngứa)

Nghiên cứu cho thấy việc ăn nghệ 3 lần mỗi ngày trong liên tục 8 tuần có thể làm giảm triệu chứng ngứa ở những người bị bệnh thận kéo dài. Ngoài ra, các nghiên cứu ban đầu cho thấy việc dùng sản phẩm kết hợp đặc biệt (gồm Complex C3, Sami Labs LTD) chứa hóa chất curcumin cùng với tiêu đen hoặc tiêu hạt dài mỗi ngày trong vòng 4 tuần có tác dụng giảm ngứa và cải thiện chất lượng cuộc sống ở những người bị ngứa mãn tính do khí lưu huỳnh mù tạt.

Lợi ích của củ nghệ trong chữa bệnh viêm mắt (viêm màng bồ đào trước)

Lợi ích của củ nghệ trong chữa bệnh

Nghiên cứu ban đầu cho thấy dùng curcumin – một chất hóa học có trong nghệ – có thể giúp cải thiện các triệu chứng viêm dài ngày ở lớp giữa của mắt (yếu tố chính trong bệnh viêm màng bồ đào).

Ung thư đại tràng

Nghiên cứu ban đầu cho thấy việc sử dụng sản phẩm nghệ có chứa chiết xuất nghệ và chiết xuất nghệ thảo mộc Gia-va có thể ổn định hóa một số biện pháp chữa trị  ung thư đại tràng. Dùng curcumin – một chất hóa học có trong nghệ – hàng ngày trong vòng 30 ngày có thể làm giảm số lượng các tuyến tiền ung thư ruột kết ở những người có nguy cơ ung thư cao.

Phẫu thuật bắc cầu (phẫu thuật mạch vành ghép tim nhân tạo)

Dùng curcuminoid – hóa chất tìm thấy trong nghệ – trong 3 ngày trước khi tiến hành phẫu thuật và tiếp tục dùng trong 5 ngày sau khi phẫu thuật có thể làm giảm nguy cơ đau tim sau khi phẫu thuật bắc cầu.

Các vết thương trên da có liên quan đến ung thư

Thoa một loại thuốc mỡ làm từ nghệ lên da có thể giúp làm giảm mùi và ngứa do các vết thương liên quan đến các loại ung thư khác nhau gây ra.

Lợi ích của củ nghệ trong chữa bệnh Crohn (một loại bệnh viêm ruột)

bệnh viêm ruột

Hấp thu curcumin – một chất hóa học có trong củ nghệ mỗi ngày trong vòng một tháng – có thể làm giảm hoạt động bài tiết đường ruột, trị chứng tiêu chảy và đau dạ dày ở những người bị bệnh Crohn.

Bệnh trầm cảm

Hấp thu curcumin 2 lần mỗi ngày trong 6 tuần cũng có hiệu quả như thuốc chống trầm cảm fluoxetine ở những người bị trầm cảm.

Bệnh tiểu đường

Những người được chẩn đoán đang trong giai đoạn tiền tiểu đường uống chiết xuất nghệ 2 lần mỗi ngày trong 9 tháng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Khó chịu dạ dày (chứng khó tiêu)

Một số nghiên cứu cho thấy rằng uống nghệ 4 lần mỗi ngày trong 7 ngày có thể giúp cải thiện cơn đau dạ dày.

Bệnh nướu răng (viêm nướu)

Nghiên cứu ban đầu cho thấy việc sử dụng nước súc miệng bằng nghệ có tác dụng giảm bệnh viêm nướu răng và mức vi khuẩn trong miệng người bị viêm nướu.

Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Nghiên cứu ban đầu cho thấy việc hấp thu chiết xuất nghệ (Cynara Turmeric, Lchtwer Pharma) mỗi ngày trong 8 tuần có tác dụng làm giảm sự phát bệnh IBS ở những người mắc hội chứng ruột kích thích.

Thận trọng và cảnh báo đặc biệt

thận trọng khi dùng củ nghệ

Mẹ đang mang thai, cho con bú cần lưu ý khi tận dụng lợi ích của củ nghệ 

Trong suốt thời kỳ mang thai và cho con bú, hấp thu curcumin từ các nguồn bổ sung có thể gây thúc đẩy chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu hoặc kích thích tử cung, làm tăng nguy cơ sẩy thai. Vì vậy, bạn không dùng các loại dược chứa thành phần là nghệ nếu đang mang thai.

Các vấn đề về túi mật

Củ nghệ có thể làm các bệnh về túi mật trở nên trầm trọng hơn. Tuyệt đối không sử dụng nghệ nếu bạn bị sỏi mật hoặc tắc nghẽn ống mật.

Các vấn đề về chảy máu

Củ nghệ có thể làm chậm quá trình đông máu. Điều này làm tăng nguy cơ gây bầm tím và chảy máu ở những người có chứng rối loạn chảy máu.

Bệnh tiểu đường

Curcumin – một hóa chất chứa trong nghệ – có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bạn nên dùng ở liều lượng vừa phải vì nghệ có thể làm giảm lượng đường trong máu quá thấp.

Chứng rối loạn dạ dày được gọi là trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Nghệ có thể gây cơn khó chịu dạ dày ở một số người và làm cho các vấn đề về dạ dày như chứng GERD trở nên tồi tệ hơn.

Hãy lưu ý đến những tác dụng phụ hoặc không lạm dụng nghệ để tránh gặp phải các vấn đề sức khỏe không mong muốn nhé! Cách đạt được hiệu quả lớn nhất từ củ nghệ là ăn với lượng vừa phải và phù hợp đấy!

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Turmeric overview information http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-662-turmeric.aspx?activeingredientid=662 Ngày truy cập 13/06/2017

Turmeric http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-662-turmeric.aspx?activeingredientid=662 Ngày truy cập 13/06/2017

Phiên bản hiện tại

27/08/2020

Tác giả: Xuyến Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Cách làm bánh chuối cho người bệnh mạn tính: Giữ trọn vị ngon mà vẫn an toàn sức khỏe

Cách làm giả cầy kiểu mới: Dinh dưỡng vẹn toàn cho người bệnh mạn tính


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Xuyến Phạm · Ngày cập nhật: 27/08/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo