Mận là loại trái cây mùa hè được nhiều người yêu thích bởi tính mọng nước, vị chua ngọt thanh, ăn ngon miệng hấp dẫn. Chính vì điều này mà nhiều người, đặc biệt là người ăn kiêng thắc mắc ăn mận có béo không, mận bao nhiêu calo.
Cùng Hello Bacsi giải đáp ăn mận có béo không và những thông tin dinh dưỡng, lợi ích của quả mận qua bài viết sau!
Mận Hà Nội bao nhiêu calo? Thông tin dinh dưỡng của quả mận
Mận là trái cây giàu chất xơ, chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất, ngoài ra mận còn giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Vậy ăn mận có béo không? Mận Hà Nội bao nhiêu calo?
Theo trang nutrition value, 100g mận tươi chứa:
- Năng lượng: 46 calo
- Carbohydrate: 11.42 g
- Chất xơ: 1.40 g
- Vitamin C: 9.5 mg
- Vitamin K: 6.4 mcg
- Vitamin A: 17.00 mcg
- Vitamin B6: 0.029 mg
- Vitamin E: 0.26 mg
- Canxi: 6.00 mg
- Đồng: 0.06 mg
- Magie: 7.00 mg
- Đường: 9.92g
- Niacin [Vitamin B3]: o.417 mg
- Pantothenic acid [Vitamin B5]: 0.135 mg
Mận chứa nhiều khoáng chất khác như kẽm, florua, mangan, sắt, đồng, vitamin B và chất chống oxy hóa (lutein và zeaxanthin).
Giá trị dinh dưỡng có trong 100gr mận khô:
- Năng lượng: 240 calo
- Carbohydrate: 63.88 g 23%
- Chất xơ: 7.10 g (25%)
- Vitamin C: 0.6 mg (1%)
- Vitamin K: 59.5 mcg (50%)
- Protein: 2.18g (4%)
- Vitamin A: 39.00 mcg (4%)
- Vitamin B6: 0.205 mg (12%)
- Vitamin E: 0.43 mg (3%)
- Canxi: 43.00 mg (3%)
- Đồng: 0.28 mg (31%)
- Magie: 41.00 mg (10%)
- Đường: 38.13 g
Ăn mận Hà Nội có béo không?
Ăn mận có mập không?
Vị ngọt chua thanh hấp dẫn của mận khiến nhiều người lo lắng ăn mận có béo không. Trong khi thực tế thì hàm lượng calo trong quả mận khá thấp, đồng thời mận còn nhiều chất xơ, các vitamin và khoáng chất, nên bạn hoàn toàn yên tâm thưởng thức mận mà không sợ tăng cân. Tuy vậy, bạn vẫn nên cân nhắc không nên ăn mận quá nhiều vì tính axit cao có thể gây hại cho dạ dày.
Lợi ích của quả mận đối với sức khỏe
Sau khi giải đáp ăn mận bao nhiêu calo, chắc bạn không cần đắn đo ăn mận có béo không, bởi mận Hà Nội chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như:
- Tốt cho tim mạch: Một số chất phytochemical trong mận như polyphenol và anthocyanin giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, chất chống oxy hóa trong mận có tác dụng kiểm soát lượng đường và mức cholesterol trong máu, giảm thiểu các yếu tố gây ra bệnh tim.
- Sức khỏe não bộ: Flavonoid trong mận có tác dụng bảo vệ não bộ khỏi tác hại của các gốc tự do, đồng thời giảm nguy cơ đột quỵ.
- Tốt cho xương khớp: Ăn mận có thể làm tăng mật độ xương nhờ chứa các chất dinh dưỡng như vitamin K, C và kali.
- Tăng cường sức khỏe răng miệng: Chất xơ, nước, florua và vitamin C có trong mận giúp thúc đẩy răng và nướu khỏe mạnh, đồng thời chống hôi miệng.
- Cải thiện thị lực: Là loại trái cây giàu chất chống oxy hóa và vitamin A, mận có lợi cho mắt, đồng thời làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Nhờ các chất chống oxy hóa như anthocyanins và vitamin C, mận còn có khả năng tăng cường khả năng miễn dịch và chống nhiễm trùng cho cơ thể.
- Hỗ trợ hệ tiêu hoá: Chất xơ, sorbitol là thành phần giúp điều chỉnh hệ tiêu hóa rất tốt. Hơn nữa, ăn mận vừa phải còn giúp điều hoà nhu động ruột và giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
- Kiểm soát lượng đường trong máu: Chỉ số đường huyết trong mận rất thấp, vì vậy mận sẽ là thực phẩm lý tưởng cho những người mắc bệnh tiểu đường.
- Kiểm soát cân nặng: Ăn mận có giảm cân không? Với hàm lượng calo thấp, cùng lượng nước và chất xơ cao, mận sẽ giúp bạn no lâu hơn, hạn chế cảm giác thèm ăn, từ đó hỗ trợ giảm cân lành mạnh.
Vì sao không nên ăn quá nhiều mận?
Mặc dù bạn không cần e ngại việc ăn mận bao nhiêu calo, ăn mận có béo không, tuy vậy bạn nên ăn với lượng vừa phải để tránh gây hại cho cơ thể.
1. Có hại cho dạ dày
Mận Hà Nội có vị chua đặc trưng vì chứa hàm lượng vitamin C và các loại axit khác. Do đó, ăn quá nhiều mận có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày và gây tình trạng trào ngược dạ dày.
2. Hại thận
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng oxalate trong mận hậu có thể tăng nguy hình thành sỏi thận, vì oxalate và canxi gây hiện tượng kết tủa trong thận lâu dần hình thành sỏi. Vì vậy, những người bị thận nên hạn chế ăn mận.
3. Không tốt cho men răng
Hàm lượng axit trong quả mận khá cao có thể làm hư men răng, đặc biệt đối với trẻ em.
Đọc thêm
4 tác dụng của quả vải: Những lợi ích thú vị của loại trái cây mùa hè
Tác hại của chôm chôm: Ai không nên ăn loại quả này?
TOP 3 Công thức trà trái cây nhiệt đới giải khát mùa hè
Ăn mít có béo không? Lượng calo trong mít & Cách ăn không béo
Ăn dứa có béo không? Cách ăn dứa giảm cân lành mạnh
Hy vọng bạn đọc đã giải đáp được câu hỏi ăn mận có béo không, ăn mận bao nhiêu calo, từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp và lành mạnh cho cơ thể.
[embed-health-tool-bmr]